Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao Triệu Tử Long chưa từng bị trúng tên
Là hai trong số năm “ngũ hổ tướng” khét tiếng của nhà Thục Hán, Quan Vũ và Triệu Vân từ lâu đã trở thành tên tuổi được hậu thế ngưỡng mộ nhờ võ nghệ cao cường. Nếu Quan Vũ được tôn làm Võ Thánh thì Triệu Vân cũng dân gian được ví như bậc Võ Thần. Luận về tài võ nghệ, hai vị chiến tướng ấy dường như bất phân cao thấp.
Điểm khác biệt lớn nhất về thân thủ của Quan Vũ và Triệu Vân nằm ở chỗ, võ tướng họ Triệu cả đời chưa từng bị trúng tên, còn Quan Vũ trúng tên tới 3 lần và suýt mất mạng phải cạo xương vì trúng tên độc.
Triệu Vân (168-229), tự Tử Long, sinh tại huyện Chân Định thuộc quận Thường Sơn, nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc. Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược.
Năm 184, Triệu Vân dẫn quân quận Thường Sơn theo Công Tôn Toản đánh Viên Thiệu. Trong Tam quốc diễn nghĩa trong trận Bàn Hà, Triệu Vân đã cứu Công Tôn Toản và đánh nhau suốt 5-60 hợp với danh tướng Hà Bắc Văn Sú bất phân thắng bại.
Năm 200, sau khi bị Tào Tháo đánh bại, Lưu Bị chạy theo Viên Thiệu, gặp Triệu Vân ở Nghiệp Thành, hai người vừa gặp mặt đã thấy thân thiết, đêm ngủ cùng giường, rồi đem quân theo phò tá. Trương Phi không phục, sau khi Triệu Vân đánh bại mãnh tướng Điển Vi của Tào Tháo, Phi mới chịu phục tài.
Tam quốc diễn nghĩa mô tả ông là mãnh tướng muôn người không địch nổi, cả đời giao chiến với không nhiều người và giết cũng rất ít. Năm 201, trong trận Nhữ Nam khi đánh nhau với quân Tào, ông giết chết Cao Lãm - một trong “Hà Bắc tứ trụ”, giao chiến 30 hợp đã đánh bại Trương Cáp.
Khi Lưu Bị mới đến Kinh Châu, Triệu Vân đã giết chết sơn tặc Trương Vũ, cướp ngựa Đích Lư dâng cho Lưu Bị. Năm 207, Triệu Vân giết chết Lã Khoáng, bộ tướng của Tào Nhân và đánh bại Lý Điển chỉ sau mười mấy hợp.
Triệu Tử Long.
Năm 208, Tào Tháo đánh xuống phương Nam, truy đuổi Lưu Bị ở Đương Dương, Tràng Bản, Lưu Bị phải bỏ cả vợ con tháo chạy. Triệu Vân vừa ôm ấu chúa A Đẩu vừa bảo vệ Cam Phu nhân, vì thế hai mẹ con A Đẩu mới sống sót. Sau trận này Triệu Vân được phong làm Nha Môn tướng quân.
Triệu Vân cả đời chưa từng ghi nhận một lần bị trúng tên, tuổi gần 70 vẫn một mình đánh bại cả nhà võ tướng Hàn Đức. Trong trận chiến ấy, ông còn từng dùng thương gạt rơi nhiều mũi tên của quân địch.
Quan Vũ (Quan Vân Trường).
Quan Vũ (? - 220) tự Vân Trường là vị tướng nổi tiếng thời Tam quốc. Ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Mặc dù không được các tài liệu chính thống xác nhận, ông thường được cho là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.
Ông là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh... Quan Vũ được miêu tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt, tính tình hào hiệp, trượng nghĩa, sức chiến đấu mạnh mẽ địch vạn người.
Nhưng một đời lâm trận của Quan Vũ lại từng ghi nhận tới 3 lần trúng tên. Lần thứ nhất xảy ra khi ông “vượt 5 ải, chém 6 tướng”. Lần thứ hai là lúc đánh nhau với Hoàng Trung. Lần cuối cùng là khi chiến đấu cùng Bàng Đức, Quan Vũ bị trúng tên độc, vết thương nặng tới nỗi phải “cạo xương”.
Hoa Đà trị thương choQuan Vũ.
Đều là tướng giỏi, vậy đâu là lý do khiến Triệu Vân cả đời chưa từng bị một mũi tên nào làm bị thương, còn Quan Vũ võ nghệ phi phàm lại bị trúng tên nhiều đến thế?
Nguyên nhân thứ nhất: Sự khác biệt trong tính cách của hai danh tướng
Điểm khác biệt trong tính cách của Triệu Vân và Quan Vũ thể hiện rõ trong việc lựa chọn vũ khí của họ.
Quan Vũ dùng đại đao, còn Triệu Vân lại dùng thương làm binh khí. Thương là thứ vũ khí yêu cầu người ra đòn phải nhanh, chuẩn, hiểm, nếu không khi vung ra chẳng những không giết được địch mà còn có thể không kịp thu vũ khí về, bị kẻ địch thừa cơ hạ sát.
Triệu Vân.
Để có thể sử dụng thành thạo thứ vũ khí khó dùng như thương, Triệu Vân từ sớm phải hình thành thói quen quan sát một cách tỉ mỉ. Mà Quan Vũ thì không giống như vậy, luôn giữ thái độ kính người quân tử, khinh kẻ tiểu nhân.
Ví như một lần Ngô Quốc Thái ở chùa Cam Lộ triệu kiến Lưu Bị. Tôn Quyền nghe theo kiến nghị của thuộc hạ, lén cho người mai phục, chỉ cần Quốc Thái tỏ ý không vừa lòng sẽ lập tức hạ sát Lưu Bị.
Nhưng Triệu Vân bấy giờ quan sát thấy Ngô Quốc Thái rất hài lòng, bèn lặng lẽ kiến nghị Lưu Bị đem chuyện này nói cho ông ta. Ngô Quốc Thái biết chuyện, giận tới mức lập tức muốn giết chết kẻ mai phục, khiến Tôn Quyền vô cùng khó xử.
Sau đó, Lưu Bị lại đứng ra nói giúp Tôn Quyền, chuyện này mới coi như xong. Nếu đổi lại người ở đó không phải Triệu Vân mà là Quan Vũ, chỉ e mọi chuyện đã sớm bị làm ầm lên.
Nguyên nhân thứ hai: Trình độ bắn tên của Triệu Vân và Quan Vũ khác nhau
Mặc dù sử dụng thương làm vũ khí chính, nhưng Triệu Vân cũng rất thông thạo kỹ thuật bắn tên, tránh tên.
Triệu Vân vốn nổi tiếng với kỹ thuật bắn tên thượng thừa, cũng vô cùng hiểu rõ thứ binh khí này, bình thường đều chú ý nghiên cứu cách bắn tên và tránh tên.
Về phần Quan Vũ, trong các tài liệu lịch sử cũng như trong bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đều không có miêu tả về điều này, xét thấy kỹ thuật bắn cung của Quan Vũ không có gì là nổi bật.
Triệu Vân cứu A Đẩu.
Hơn nữa, Quan Vũ luôn cho rằng bắn tên không phải là việc làm của bậc quân tử, vì vậy chẳng hề chú ý mà có phần coi nhẹ.
Có lần, Chu Du phái Từ Thịnh, Định Phụng truy bắt Gia Cát Lượng. Sau khi thuyền của họ gần đuổi kịp, may có Triệu Vân giương cung bắn trúng dây buồm mới có thể giải nguy.
Lần khác, Tôn Quyền phái Chu Thiện đuổi theo Triệu Vân. Kẻ này lệnh cho quân sĩ đồng loạt bắn tên, danh tướng họ Triệu chỉ cầm thương xoay một vòng, tên ở bốn phía đều đồng loạt rơi xuống.
Nguyên nhân thứ 3: Trang phục mặc khi ra trận
Ý thức phòng vệ của hai võ tướng này thể hiện rõ thông qua trang phục mặc khi ra trận.
Triệu Vân vô cùng chú ý đến việc phòng vệ cho bản thân, khi xuất chiến luôn mặc áo giáp, đội mũ sắt.
Về phần Quan Vũ, mỗi lần ra chiến trường ông vẫn chỉ vận trên mình chiếc áo bào xanh, đầu đội khăn, ý thức tự bảo vệ bản thân rõ ràng có phần chủ quan hơn so với Triệu Vân.
Có thể nói, sự khác nhau trong cách đối phó với tên bay ngoài chiến trường của hai danh tướng này bắt nguồn từ thói quen chiến đấu và tính cách khác biệt giữa hai người.
Dù vậy, tài năng võ nghệ của Triệu Vân và Quan Vũ vẫn luôn được người đời sau ngưỡng mộ và trở thành hai huyền thoại góp phần tạo nên tên tuổi của “ngũ hổ tướng” nhà Thục Hán năm xưa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Hé lộ lời tiên tri của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên, cả thế giới 'sốc' khi biết được mối quan hệ hai người
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'