Tấm vải liệm đẫm máu xứ Turin: Nghi vấn rùng rợn còn sót lại từ thời Trung Cổ
19 địa danh du lịch rùng rợn trên thế giới / Bí ẩn rùng rợn về 'kén xác ướp' trong quan tài Ai Cập hơn 3.000 năm tuổi
Tấm vải liệm thành Turin là một trong số những bí ẩn lớn nhất còn sót lại từ thời Trung Cổ. Cho đến nay, dù có sự tham gia của nhiều nhà khoa học nghiên cứu, độ thật giả của tấm vải liệm lẫn nhân dạng người đàn ông in hằn trên đó vẫn chưa được xác nhận chắc chắn.
Tấm vải liệm thành Turin – Truyền thuyết về bảo vật
Không có bất kỳ ghi chép nào về nguồn gốc của tấm vải liệm trứ danh này cho đến tận thế kỷ 14. Khi tấm vải xuất hiện, người ta đã lưu chuyện một truyền thuyết rất dài và chi tiết về nó. Tương truyền, tấm vải này chính là tấm vải đã được dùng để liệm xác Chúa Jesus sau khi ngài bị hành hình. Trải qua nhiều thăng trầm và qua tay nhiều người, tấm vài được chuyển đến thành Constantinopolis của đế quốc Byzantine. Năm 1204, khi Constantiopolis sụp đổ trước cuộc vây hãm của người Ottoman, nhiều người tin rằng tấm vải được triều đình Byzantine trao lại cho các hiệp sĩ dòng đền.
Năm 1418, sau khi được chuyển về pháo đài Montfort và đến năm 1452 thì được công chúa Magaret Charny trao tặng cho gia đình quận công Savoy ở Ý. Để lưu giữ tấm vải quý giá, nhà Savoy đã cho xây dựng tu viện riêng. Trải qua chiến tranh thế giới thứ hai một cách bình an vô sự, tấm vải được cất tại nhà thờ chính tòa Turin cho đến nay. Năm 2000, tấm vải được trưng bài trực tiếp cho dân chúng chiêm ngưỡng.
Những bí ẩn xung quanh tấm vải
Tấm vải liệm thành Turin đặc biệt không chỉ bởi tuổi thọ của nó mà còn bởi những giả thuyết gây sốc về hình ảnh in hằn trên đó. Theo National Geographic, khi chụp ảnh âm bản của tấm vải lanh, người ta đã phát hiện ra trên mảnh vải có hình người đàn ông râu quai nón, người đầy vết tra tấn. Nhiều người cho rằng đây chính là hình ảnh của Chúa Jesus.
Giáo sư Giulio Fanti ở Đại học Padua cho biết các hạt có cấu trúc, kích thước và phân bố kỳ lạ trên tấm vải. Theo giáo sư Fanti, vết máu chứa lượng lớn chất creatinine và ferritin, thường thấy ở bệnh nhân bị thương do ngoại lực mạnh như tra tấn. "Sự tồn tại của những hạt nano sinh học tìm thấy trong thí nghiệm chỉ ra cái chết dữ dội của người đàn ông bọc trong tấm vải liệm thành Turin", giáo sư Fanti nói.
Từ năm 1969, đã có những cuộc nghiên cứu khoa học nhằm xác định tính đúng sai của giả thuyết về hình ảnh người đàn ông trên tấm vải liệm nổi tiếng này. Năm 1981, báo cáo nghiên cứu khoa học xác nhân rằng hình ảnh trên vải đích thị thuộc về một người đàn ông, bị đóng đinh và tra tấn. Ngoài ra, các vệt màu trên vải cũng chưa các thành phần của máu như hemoglobin và abumin.
Tuy nhiên, đến năm 1988, sau khi một góc của miếng vải được gửi đến ba phòng thí nghiệm khác nhau thuộc Đại học Oxford, Đại học Arizona và Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ, thì kết quả lại làm dấy lên tranh cãi. Theo đó, tấm vải được xác định là ra đời vào năm 1260-1390, tức là khoảng hơn 1000 năm sau khi Chúa Jesus qua đời.
Thế nhưng ngay cả kết quả nghiên cứu này cũng không thực sự thuyết phục. Vì vào năm 2011, các nhà khoa học tại Italy đã thực hiện thí nghiệm cố gắng tái tạo hình ảnh giống như trên tấm vải liệm để xác định khả năng giả mạo (nếu có) của tấm vải.
Điều kỳ lạ là với kỹ thuật tia cực tím hiện đại nhất trong thế kỷ 21, các nhà khoa học phải sử dụng xung thời gian ngắn hơn 1/40 tỷ của một giây và cường độ vài tỷ watt mới có thể tạo ra hình in trên vải gần giống với tấm vải gốc. Vậy thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào con người thời trung cổ có thể làm giả mạo một tấm vải khi không có kỹ thuật hiện đại như ở thế kỷ 21?
Cho đến nay, quá trình nghiên cứu về tấm vải liệm vẫn chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nhưng nhiều người thực sự tin rằng tấm vải liệm là thánh tích còn sót lại của một nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất nhì trong lịch sử phát triển nhân loại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo