Khám phá

Tần Thủy Hoàng và nỗi hận suốt đời mang tên A Phòng

Cung A Phòng là một công trình kiến trúc xa hoa bậc nhất do Tần Thủy Hoàng xây dựng. Nhưng đằng sau đó là một nỗi hận của vị bạo chúa này.

Loài rắn độc kỳ dị, có chiếc đuôi giống như con nhện / Chùm ảnh 'đau thương' về thế chiến 2

Cung A Phòng và hơn 1 vạn mỹ nữ
Một trong những tội ác mà hàng ngàn đời nay, người Trung Quốc vẫn lên án Tần Thủy Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên của xứ sở này - chính là việc xây dựng những công trình hao tiền, tốn của và làm kiệt quệ sức dân, dẫu rằng họ vẫn phong tặng cho những công trình này đủ thứ danh hiệu, từ kỳ quan tới thắng cảnh. Cung A Phòng cũng là một công trình gây ra những tranh cãi như vậy.
Theo những gì sử sách còn ghi chép thì cung A Phòng được Tần Thủy Hoàng xây dựng vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 35, tức năm 212 trước Công nguyên để nghỉ mát trong những ngày hè. Vị trí của cung A Phòng khu lâm uyển (khu rừng dành riêng cho vua chúa đi săn) ở bờ Nam sông Vị, đối diện với kinh đô Hàm Dương của nước Tần nằm ở bờ phía Bắc.
Tính theo vị trí hiện tại thì cung A Phòng nằm cách trung tâm thành phố Tây An, tỉnh Thiêm Tây khoảng 13km về hướng Tây. Theo sử sách thì cung A Phòng được kiến trúc rất quy mô và rộng lớn, khi Tần Thủy Hoàng còn sống chỉ xây được một phần phía trước của cung điện.
Sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên có nói rằng chỉ riêng phần đã hoàn thành này cũng đã rộng lớn tới mức kinh người: “Chiều từ Đông sang Tây của phần điện phía trước cung A Phòng dài 500 bộ (hơn 800m), chiều Nam - Bắc dài 50 trượng (hơn 150m), phía trên có thể ngồi được hàng chục ngàn người, phía dưới có thể dựng được cột cờ 5 trượng”.
Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Tần Nhị Thế Hồ Hợi tiếp tục ra lệnh xây dựng cung A Phòng. Một nhà thơ có tiếng thời Đường là Đỗ Mục đã viết bài “A Phòng cung phú”, trong đó miêu tả về cung A Phòng như một cung điện nguy nga tráng lệ, phòng lâu san sát, tất cả đều được chạm trổ những nét điêu khắc và hoa văn rất độc đáo với diện tích hơn ba trăm dặm.
Tính theo các đơn vị đo lường ngày nay thì diện tích của cung A Phòng vào khoảng 80 ngàn mét vuông, có thể chứa hàng chục ngàn người. Theo truyền thuyết thì cung A Phòng có tới hơn 70 cung thất lớn nhỏ khác nhau. Trong một ngày mà thời tiết ở các cung thất, điện đài không nơi nào giống với nơi nào.
Chân dung Tần Thủy Hoàng.
Chân dung Tần Thủy Hoàng.
Cung điện huyền thoại này là nơi cất giữ vàng bạc, châu báu cũng như hàng ngàn vạn mỹ nữ mà đội quân nước Tần cướp được trong cuộc chiến tranh chinh phục 6 nước chư hầu. Người ta nói rằng, vàng bạc trong cung điện chất như núi còn mỹ nữ thì có cả vạn người.
Hiện tại, ở thị trấn Tam Kiều, ngoại ô phía Tây thành Tây An vẫn còn lưu giữ di chỉ cung A Phòng với diện tích lên tới 60 ngàn mét vuông. Điều đó đủ chứng minh rằng cung A Phòng được Tần Thủy Hoàng thiết kế và xây dựng có quy mô lớn tới mức nào. Nhiều người thậm chí còn cho rằng các công trình xây dựng hiện đại ngày nay, dù quy mô đến mấy cũng không sao sánh được với cung A Phòng.
Một câu hỏi đặt ra là, vì sao Tần Thuỷ Hoàng lại xây dựng một khu “Vui chơi giải trí cá nhân” rộng lớn và hoành tráng như vậy? Điều này dễ nhận thấy bởi trước hết là bản tính của Tần Doanh Chính, bạo liệt và nghênh ngang không biết trên đầu có ai, trong khi Doanh Chính đã thống nhất cả thiên hạ.
Mặt khác trong quá trình thôn tính 6 nước, Tần Doanh Chính đã thu thập tất cả thứ quý giá, người đẹp của 6 nước vừa bình định đem về Hàm Dương, với số lượng vô kể. Quyền lực, tiền bạc đã đủ, vị "con giời "này đương nhiên thiết lập nốt ngôi chúa cuối cùng đó là ái tình, cho thoả tính ngông và thoả mãn dục vọng kiểu đế vương. Bởi vậy mà có tới Tam Cung Lục Viện được lập với trên 1 vạn mỹ nữ.
Nỗi hận của Tần Vương
Sự thật thì Tần Thuỷ Hoàng có người yêu không? Và tại sao tên cung lại đặt là A Phòng? Chuyện dã sử Trung quốc đã xây dựng một giai thoại về điều này. Đó là câu chuyên tình trắc trở, đầy sóng gió của Tần Thủy Hoàng Đại Vương của nước Tần và A Phòng - cô gái con một thầy thuốc nước Triệu.
Chuyện kể rằng, hai người quen biết nhau từ khi Tần Doanh Chính còn ở Hàm Đan - kinh đô nước Triệu. Khi Tần Doanh Chính trở về Hàm Dương - kinh đô nước Tần - thì A Phòng cũng theo cha đến Hàm Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh và hai người gặp lại nhau tại đây. Tần Doanh Chính dưới danh nghĩa một anh thợ mộc đã ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng và đã được A Phòng nhận lời.
Tuy nhiên, tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Trịnh Cơ - mẹ của Tần Thủy Hoàng và Lã Bất Vi - tướng quốc nước Tần muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa một nước khác với mục tiêu tạo thành một liên minh chính trị. Bởi vậy, Triệu Cơ và Lã Bất Vi đã tìm mọi cách ngăn cản tình yêu của họ, thậm chí đã nhiều lần định giết cả A Phòng.
Trong khi đó, các nước khác như Triệu, Sở, Hàn, Ngụy, Vệ… thì tìm mọi cách để ám sát Tần Doanh Chính. Lợi dụng việc Trường Lạc - công chúa nước Triệu - có dung mạo giống hệt như A Phòng, họ đưa cô đến để đóng giả làm A Phòng, hòng ám sát Tần Doanh Chính. Nhưng không may, công chúa lại bị tay chân của Đồng Thái thú giết chết vì chúng tưởng cô là A Phòng.
Tần Doanh Chính vô cùng đau khổ trước cái chết của Trường Lạc công chúa mà ông ta tưởng là A Phòng nên đã cho thi hài công chúa vào một quan tài pha lê chờ người mang thuốc đến cứu chữa. Trong khi đó, các nước chư hầu khống chế và lợi dụng A Phòng, tìm cách làm cô quên mất quá khứ, khống chế cô, hòng dùng cô để ám sát Tần Doanh Chính. Tuy nhiên, nhờ Hoa Dương Thái hậu - bà của Tần Doanh Chính - hát lại một bài hát cũ mà họ đã từng hát với nhau khi xưa, A Phòng mới bừng tỉnh, hai người nhận ra nhau.
Tình yêu tưởng như đã đến với họ, song, đúng lúc đó, khi Tần Doanh Chính quyết định đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung nguyên, A Phòng vì khuyên ngăn không được nên quyết định tự vẫn.
Vai diễn Trường Lạc công chúa của Lâm Tâm Như trong "Tần Thủy Hoàng và cung nữ A Phòng".
Vai diễn Trường Lạc công chúa của Lâm Tâm Như trong "Tần Thủy Hoàng và cung nữ A Phòng".
Cái chết của A Phòng khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng đau khổ. Vì vậy, sau này, khi đã thống nhất Trung Quốc, lên ngôi Hoàng đế và quyết định xây dựng một cung điện quy mô hoành tránh nhất trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng mới dùng tên A Phòng để đặt tên cho tòa cung điện này như một cách tưởng nhớ người mà mình thương yêu.
Không còn A Phòng, tất cả những mỹ nhân khác dù có đẹp đến mấy cũng chỉ xứng làm trò tiêu khiển. Tương truyền, mỗi buổi chiều Doanh chính ngồi trên một chiếc xe dê, các cung tần mỹ nữ ăn mặc đẹp đẽ khêu gợi đứng ở cửa phòng, tay cầm một nhành lá dâu non để nhử con dê đó.
Khi con dê ăn lá dâu của ai thì đêm đó Doanh chính ngủ tại phòng của mỹ nữ ấy. Và ngày hôm sau lại từ đó mà xe dê đi tiếp, khi hết vòng sẽ quay lại từ đầu. Chính vì vậy, hàng ngàn mỹ nữ đã chết già mà không hề được gặp hoàng đế trong suốt cuộc đời, giữa những lầu son gác tía này.
Và có vẻ như cái chết của A Phòng góp phần không nhỏ biến Tần Thủy Hoàng thành ông vua đam mê quyền lực, làm tất cả để chứng tỏ quyền lực của bản thân và trở nên tàn bạo bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm