Khám phá

Tào Ngụy có thế lực mạnh nhất Tam Quốc, tại sao Chu Du lại nhất định không theo Tào Tháo?

Thời Tam Quốc, việc các mưu thần võ tướng bỏ chủ này theo chủ khác không phải là việc hiếm thấy.

Tào Tháo và Lưu Bị đánh giá 'sốc' về Chu Du sau trận Xích Bích / Tào Tháo liệu có 'thua nhục' nếu Chu Du, Gia Cát Lượng không cầu được gió đông ở trận Xích Bích?

Sơ lược về Chu Du

Chu Du (175-210) là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc. Nếu không có Chu Du và Tôn Sách cùng nhau đánh Giang Đông, có lẽ sẽ không có nước Ngô sau này.

Về sau, địa vị của Chu Du cũng được thăng tiến nhanh chóng và trở thành Đại đô dám, trong trận chiến Xích Bích ông cũng lập được đại công.

Năm đó Tào Tháo sai người bạn cũ của ông là Tưởng Cán đến chiêu mộ Chu Du, hi vọng ông có thể đến Tào Ngụy nhưng đã bị ông từ chối.

Thực ra Chu Du vẫn hiểu được rằng chịu ơn phải báo, hơn nữa ông còn rất trọng tình trọng nghĩa. Chỉ đáng tiếc một điều rằng Chu Du mất lúc tuổi còn trẻ, nếu không ông sẽ còn có nhiều cống hiến hơn nữa.

Tuy nhiên, việc Chu Du có tuổi đời còn quá trẻ trong khi vị trí của ông ở Đông Ngô lại ngày càng cao đã dẫn đến việc một số tướng lĩnh kỳ cựu không hài lòng, lão tướng Trình Phổ là một nhân vật đại biểu trong số đó.

Trình Phổ từ khi trẻ tuổi đã theo Tôn Kiên nam chinh bắc chiến, lập được vô số công lao chói lọi, vào thời của Tôn Sách cũng rất được trọng dụng.

Ông nhận thấy ở Đông Ngô, địa vị của chàng thanh niên Chu Du cao hơn mình nên trong lòng cảm thấy vô cùng khó chịu. Cậy mình lớn tuổi hơn và là lão thần của Tôn Kiên nên đã có nhiều lần Trình Phổ công khai châm biếm và cười nhạo Chu Du giữa nơi đông người.

Chim khôn chọn cành mà đậu, Tào Ngụy có thể lực mạnh nhất Tam Quốc, tại sao Chu Du lại nhất định không theo Tào Tháo? - Ảnh 2.
Hình ảnh nhân vật Chu Du trên phim.

Để duy trì và bảo vệ sự đoàn kết của Đông Ngô nên Chu Du đã chịu nhục chịu khổ để hoàn thành nhiệm vụ, tạm nhân nhượng vì lợi ích toàn cục. Ông không so đo với Trình Phổ mà còn nhiều lần xin vị lão tướng có kinh nghiệm phong phú này chỉ dạy cho mình.

Thời gian lâu dần, cuối cùng Trình Phổ cũng ý thức được cái sai của bản thân, sau đó ông và Chu Du đã trở thành một đôi bạn vong niên.

Trình Phổ đã nói rằng: "Ta giao tiếp với Chu Du, như uống rượu nồng, chẳng biết say lúc nào nữa."

Trải qua chuyện này, thái độ lấy đại cục làm trọng của Chu Du được lưu truyền khắp nơi, người bấy giờ đều bị phong độ cũng như sự khiêm nhường của Chu Du thu phục như thế.

Từ chối sự chiêu mộ của Tào Tháo

 

Danh tiếng của Chu Du cũng đã thu hút sự chú ý của một nhân vật trí dũng kiệt xuất như Tào Tháo.

Tào Tháo yêu nhân tài như yêu mạng sống, ông cũng muốn chiêu mộ Chu Du.

Năm Kiến An thứ bảy (năm 203 sau Công Nguyên), Tào Tháo đã phái bạn học thời trẻ của Chu Du, đồng thời là tài tử nổi tiếng ở Dương Châu là Tưởng Cán tiến về Giang Đông, mưu đồ thuyết phục Chu Du quy thuận mình.

Thế là Tưởng Cán thân mặc một bộ quần áo vải, đầu đội khăn bằng vải đay, đóng vai kẻ sĩ nhàn tản đến gặp Chu Du với tư cách bạn bè.

Chim khôn chọn cành mà đậu, Tào Ngụy có thể lực mạnh nhất Tam Quốc, tại sao Chu Du lại nhất định không theo Tào Tháo? - Ảnh 4.
Hình ảnh nhân vật Chu Du trên phim.

Không ngờ rằng Chu Du chỉ cần nhìn một cái liền nhìn ra mục đích chuyến đi lần này của Tưởng Cán, vừa gặp mặt liền đánh phủ đầu ngay, ông nói với Tưởng Cán rằng: "Ông vượt nghìn dặm đến đây là để làm thuyết khách cho Tào Tháo phải không?"

 

Nhưng Tưởng Cán đã phủ nhận điều đó. Chu Du đã mời Tưởng Cán đi đến quân doanh của mình.

Sau khi đi một vòng xem xong nào là kho hàng, quân nhu, nào là trang thiết bị, đồ nghi trượng trong quân doanh, Chu Du lại đưa từng bộ quần áo trang sức và những vật dụng khác mà Tôn Quyền đã ban thưởng cho mình đặt trước mặt Tưởng Cán.

Sau đó Chu Du đã biểu đạt rõ ràng chí hướng của bản thân mình với người bạn học cũ: "Tôi từng chịu ơn tri ngộ của huynh đệ Tôn Thị, ngoài có tình nghĩa quân thần, trong có ơn khắc vào trong xương thịt, có phúc cùng hưởng có họa cùng chia, cho dù Tô Tần, Trương Nghi còn sống hay Lịch Sinh (Lịch Dị Cơ) tái nhậm chức cũng đừng nghĩ đến việc thuyết phục tôi đi đầu hàng Tào Tháo."

Sau khi Tưởng Cán trở về đã khen ngợi Chu Du trước mặt Tào Tháo rằng: "Chu Du tao nhã tột bậc, rộng lượng, có chí khí lớn, không thể dùng lời nói mà ly gián được."

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm