Tào Tháo có sức mạnh tài ba nào để có thể chiêu mộ nhiều anh hùng hào kiệt?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách / AI khôi phục chân dung Dương Quý Phi và Võ Tắc Thiên, nhan sắc thế nào mà khiến ai cũng kinh ngạc
Tào Tháo, tự là Mạnh Đức, còn gọi Tào A Man, người huyện Bạc, tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày nay. Ông là một trong những nhà chính trị, quân sự nổi tiếng ở Trung Quốc cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc.
Tào Tháo đã làm gì để thu phục nhân tâm?
Nổi tiếng đa nghi, gian xảo, Tào Tháo còn là người thông minh, lắm mưu nhiều kế và có tài ứng biến nhanh nhạy. Đặc biệt, ông rất giỏi nhìn người và sử dụng nhân tài để giúp ông đặt nền móng vững chắc cho nhà Tào Ngụy.
Thông qua việc chiêu mộ được nhiều văn nhân, võ tướng, Tào Tháo trở thành nhân vật có ảnh hưởng lớn. Ông cùng với Tôn Quyền và Lưu Bị tạo thành thế kiềng ba chân thời Tam quốc. Để có thể thu phục nhiều nhân tài hỗ trợ đắc lực cho cơ nghiệp của mình, Tào Tháo ban hành chính sách "cầu hiền". Theo đó, ông tuyển chọn những người có tài, phẩm chất đạo đức ở mức "chấp nhận được" và phải tuyệt đối trung thành với đất nước, chủ nhân.
Tào Tháo.
Tào Tháo cho những nhân tài chiêu mộ được như Hạ Hầu Đôn, Tào Nhân, Tào Hồng, Trương Văn Viễn, Quách Gia, Tuân Úc... có cơ hội thực hiện lý tưởng, tham vọng và phát huy đúng sở trường. Nhờ đó, những nhân tài đầu quân cho Tào Tháo lập được nhiều công lao và được ông ban thưởng hậu hĩnh, phong chức cao.
Không những vậy, Tào Tháo công tư phân minh, khen thưởng - xử phạt nghiêm minh. Ai có công thì được ban thưởng trong khi kẻ phạm lỗi thì bị trừng phạt thích đáng. Tào Tháo không câu nệ xuất thân của mỗi người, chỉ cần họ có tài năng, giúp ích cho sự nghiệp của mình thì đều thu nhận. Mỗi người được ông bố trí, sắp xếp cho nhiệm vụ phù hợp. Nhờ những điều này, Tào Tháo thành công chiêu mộ được nhiều nhân tài ở các lĩnh vực. Qua đó, họ góp phần đắc lực vào việc xây dựng cơ nghiệp của Tào gia.
Ông là người có tài thao lược và thu phục nhân tâm.
Nhà quân sự tài ba
Trong cuộc đời binh nghiệp, Tào Tháo được nhắc đến với các sự kiện như hiệu triệu, họp binh với các chư hầu chống Đổng Trác và không ở dưới quyền ai trong các lộ chư hầu. Ông thuộc nằm lòng “Binh pháp Tôn Tử”, ứng dụng linh hoạt trong 30 năm chinh chiến. Trong hơn 100 trận đánh lớn nhỏ, cứ 10 trận ông phải thắng tới 9.
Ví dụ, trận Quan Độ, nhờ dùng “kế hỏa công” - dùng lửa đốt lương thảo quân giặc - kho lương và doanh trại của quân Viên bị đốt trụi. Hay trong trận chiến ở Bạch Mã, Tào Tháo dùng chiêu “xa tận chân trời, gần ngay trước mắt” - làm vẻ đánh xa mà thực tế thì tấn công quân địch ngay ở gần.
Tam Quốc Diễn Nghĩa còn kể chuyện khi 10 vạn tướng sĩ của Tào Tháo đang chết khát, ông dùng kế nói rằng phía trước có một rừng mơ. Quân sĩ nghe nói đến mơ thì ai cũng ứa nước dãi, đỡ được cơn khát. Sau khi diệt họ Viên, Tào Tháo hoàn toàn làm chủ Trung Nguyên, trở thành lực lượng mạnh nhất Trung Quốc khi đó. Ông tiến hành cải cách triều đình Đông Hán, khôi phục chức Thừa tướng và tự mình đảm nhiệm.
Tào Tháo quyết định nam tiến diệt Lưu Biểu và Tôn Quyền là những lực lượng đáng kể trong số các chư hầu còn lại, từng bước lấy được Kinh Châu. Tuy nhiên, Tào Tháo lại thua trận Xích Bích sau khi Tôn Quyền liên kết với Lưu Bị, sai Chu Du mang 3 vạn quân phối hợp chống Tào.
Về binh lược, Tào Tháo có một kỹ xảo chính trị đại tài, đó là "dùng tóc thay thủ cấp". Ông nghiêm khắc với quân nhưng cũng hành xử tương tự với bản thân. Khi biết mắc lỗi, Tào Tháo rút gươm kề cổ mình trong tư thế chuẩn bị tự sát. Quan quân xúm lại can ngăn, ông bèn cắt chỏm tóc trên đầu và nói "ta tạm tha tội cho mình, nhưng dùng tóc để thay đầu".
Tào Tháo là một nhà quân sự lỗi lạc.
Thuật dùng người của Tào Tháo
Một trong những ưu điểm của Tào Tháo là biết nhìn người và rất biết cách dùng người. Trong quá trình chinh chiến, ông đã thu phục được nhiều hào kiệt, cả văn lẫn võ, làm người hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển cơ nghiệp của mình.
Về võ tướng, ông nắm trong tay Hạ Hầu Đôn, Tào Nhân, Tào Hồng, Trương Văn Viễn… Thậm chí, Tào Tháo còn nhiều lần tìm cách giữ lại tướng tài là Quan Vân Trường nhưng không thành. Về mưu sĩ, ông có Hí Chí Tài, Quách Gia, Tuân Úc phụng sự. Những người này được đánh giá có năng lực không thua kém so với Khổng Minh Gia Cát Lượng và Phượng Sồ Bàng Thống.
Ông đã thu phục được rất nhiều hào kiệt, cả văn lẫn võ trong suốt chặng đường binh nghiệp.
Mặc dù rất muốn chiêu mộ người tài, Tào Tháo vẫn có những nguyên tắc riêng của mình trong việc dùng người. Người được ông dùng nếu chỉ có tài thôi vẫn chưa đủ, mà phẩm chất đạo đức của họ phải ở mức "chấp nhận được" và phải tuyệt đối trung thành với đất nước, chủ nhân. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến ông quyết định giết chết kẻ "phản trắc" Lã Bố, dù thời điểm ấy Tào Tháo vẫn đang rất cần một dũng tướng. Dương Tu cũng chết dưới tay Tào Tháo vì có tài nhưng không biết "tuân phục".
Bên cạnh đó, Tào Tháo có rất nhiều điểm phải ngưỡng mộ trong việc xử lý những mối quan hệ xã hội. Sau khi xử chém phản nghịch Trần Doanh, Mạnh Đức rất khoan dung với gia tư quyến thuộc nhà Trần như phụng dưỡng mẹ của Trần Doanh, gả chồng cho con gái ông ta. Đối với Lưu Bị, Tào Tháo cũng rất khí khái, ra ngoài thì ngồi chung xe, vào trong thì cùng dùng cơm, cùng uống rượu luận anh hùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc