Tây Du Ký: Vì sao tên 3 vị đồ đệ của Đường Tăng đều có chữ 'ngộ'?
Bên cạnh sự cống hiến về mặt nghệ thuật cho nền văn học và điện ảnh nước nhà, còn là tác phẩm chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa mang đậm triết lí Phật giáo. Trong Tây Du Ký, có những chi tiết lặp đi lặp lại, ẩn chứa rất nhiều huyền cơ mà nhiều người bỏ qua. Đó chính là pháp hiệu của ba đồ đệ Đường Tăng.
Đường Tăng đã thu nạp 3 vị đồ đệ để cùng mình đi Tây Thiên lấy kinh: Đại đồ đệ Tôn Ngộ Không, nhị đồ đệTrư Ngộ Năngvà cuối cùng làSa Ngộ Tĩnh. Tất cả tên của họ đều có chung một chữ “ngộ”. Vậy ai là người đã đặt cho 3 huynh đệ những cái tên này?
Trước tiên, Tôn Ngộ Không vốn là thạch hầu sinh ra từ một viên đá hấp thụ tinh hoa của trời đất mà thành tại Thủy Liêm Động, núi Hoa Quả Sơn nên tự xưng là Mỹ Hầu Vương.
Sau đó, đến Linh Sơn học đạo mới được được Bồ Đề Tổ Sư đặt pháp hiệu cho. Trong tiểu thuyết gốc, Bồ Đề đã nói với Tôn Ngộ Không rằng: “Trên cánh cửa này của ta có 12 chữ danh vị là “Quảng, Đại, Trí, Tuệ, Chân, Như, Tánh, Hải, Đĩnh, Ngộ, Viên, Giác” đến lượt nhà ngươi vừa đúng là chữ “ngộ” .
Từ đây, pháp hiệu “Tôn Ngộ Không” đã được ra đời và Bồ Đề Tổ Sư không chỉ đơn giản là người đặt pháp hiệu cho Tôn Ngộ Không mà ngài còn đóng vai trò là người đặt nền móng mở ra con đường tu hành cho Tôn Ngộ Không sau này.
Pháp hiệu của Sa Tăng và Bát Giới lại do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho sau khi đã thuyết phục thành công hai người lên đường cùng Đường Tăng và Tôn Ngộ Không bắt đầu cuộc hành trình thỉnh kinh của 4 thầy trò.
Tuy vậy, rõ ràng tên của Tôn Ngộ Không là do Bồ Đề Tổ Sư ban cho sớm hơn 500 năm so với 2 vị sư đệ của mình nhưng tại sao cả 3 cái tên lại có cùng một chữ “ngộ”. Đây liệu có phải chỉ là một sự trùng hợp?
Trong Tây Du Ký, Bồ Đề Tổ Sư là nhân vật thần bí, ít xuất hiện song ngài là người có đạo hạnh và tu vi cao thâm bậc nhất. Thậm chí, ngài là người nhận ra Tôn Ngộ Không là một người có căn cơ tu hành hiếm có cũng dự đoán được sau này Tôn Ngộ Không sẽ gây họa bởi chính cái “tài” của mình và để chuộc tội sẽ phải hộ tống Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh.
Đường Tăng là đệ tử nhà Phật một lòng muốn lấy được kinh thư để phổ độ chúng sinh thoát khỏi bể khổ - đây cũng là một trong những triết lí trọng yếu của Phật giáo.
Mà ba huynh đệ Tôn Ngộ Không đều là những người mang trọng tội. Trong đó, Tôn Ngộ Không là đại sư huynh vì vậy Bồ Đề Tổ Sư rất coi trọng và đặt chữ “ngộ” trong pháp hiệu của Tôn Ngộ Không.
Ngoài ẩn ý muốn Tôn Ngộ Không giác ngộ để có thể đắc đạo thành tiên, thành Phật thì cũng giống như là lời nhắc nhở 2 vị sư đệ của Đại Thánh hãy nhìn tấm gương của sư huynh mình mà giác ngộ được điều gì đó trên con đường tu hành của bản thân.
Mà Quan Thế Âm Bồ Tát hoàn toàn hiểu được dụng ý này của Bồ Đề Tổ Sư, biết được chữ “ngộ” là khởi nguồn của tất cả do đó Bồ Tát cũng không dám sơ suất vì vậy bà cũng đặt chữ “ngộ” vào tên của Bát Giới và Sa Tăng. Như vậy, rõ ràng chữ “ngộ” mang ý nghĩa nội hàm và nó có nguồn gốc từ Bồ Đồ Tổ Sư chứ không phải Bồ Tát.
Ý nghĩa của chữ “ngộ” mà Bồ Đề Tổ Sư ban cho Tôn Ngộ Không quả thực mang hàm nghĩa vô cùng sâu sắc.
Dù có nhiều ý kiến cho rằng Bồ Đề Tổ Sư chỉ dạy Tôn Ngộ Không phép thuật mà không hề dạy đạo tu hành nhưng qua chi tiết chữ “ngộ” thì không phải vậy. Ngài đã cố gắng khơi thông cho Tôn Ngộ Không về một trong những điều khó nhất của người tu hành.
Vì chữ “ngộ” dù trong Phật giáo hay Đạo giáo thì đều dựa vào ngộ mà tu lên. Ngài muốn Tôn Ngộ Không hiểu ra rằng giác ngộ là khi triệt để thông thấu mọi thế tục, đứng trước vô vàn vẫn cám dỗ mà vẫn giữ được bản ngã của mình thì lúc đấy mới có thể thăng hoa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm