Thái giám cuối cùng tiết lộ chuyện tắm rửa của phi tần nhà Thanh: Hầu hạ khổ sở như cực hình
Tại Trung Hoa vào thời phong kiến, Hoàng đế vốn là người nắm trong tay địa vị và quyền lực tối cao. Vì mục đích duy trì huyết mạch hoàng thất, các vị vua thời bấy giờ đa số đều sở hữu hậu cung không thiếu phi tần mỹ nữ.
Đã từng có một thời, việc trở thành thê tử của nhà vua là giấc mộng đổi đời của không ít thiếu nữ trong thiên hạ. Bởi một khi tiến vào tam cung lục viện, họ sẽ được hưởng một cuộc sống xa hoa phú quý, không thiếu người hầu kẻ hạ.
Đến tận cuối thời nhà Thanh, dù tình hình trong nước có nhiều bất ổn, cuộc sống của bách tính khốn khổ, lầm than, thì các nương nương trong hậu cung vẫn được hưởng những đãi ngộ "trên trời". Và sự thật là cuộc sống xa hoa của họ phía sau những bức tường thành kia lại ẩn chứa không ít những điều mà khó ai có thể tưởng tượng được.
Công cuộc tắm rửa xa hoa, tốn kém của các phi tần nhà Thanh: Đế cả thái giám cũng phải hãi hùng!
Trong ấn tượng của hậu thế, các phi tần, mỹ nữ hậu vốn là những người được hưởng cuộc sống xa hoa, sung sướng với vô số người hầu kẻ hạ. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ đức lang quân của họ chính là Hoàng đế - người ngồi trên núi vàng, núi bạc của cả thiên hạ.
Theo quan điểm của tờ báo Sina, đến tận giai đoạn vào cuối thời nhà Thanh, mặc dù cục diện trong nước có nhiều bất ổn, thế nhưng cuộc sống của các nương nương vương triều này vẫn chẳng kém xa hoa hơn những giai đoạn thịnh trị là bao. Và những giai thoại ít biết về chuyện tắm rửa của phi tần Thanh cung dưới đây chính là minh chứng cho điều này.
Trong hồi ức của thái giám Trung Quốc cuối cùng là Tôn Diệu Đình, khi nói về cuộc sống của các phi tần vào cuối thời nhà Thanh, ông đã miêu tả:
"Phi tử hậu cung có cuộc sống cực kỳ xa hoa, ngay cả tắm rửa cũng chưa bao giờ phải tự mình động tay, từ việc cởi quần áo cho tới lúc bước chân vào bồn tắm đều do các cung nữ, thái giám hầu hạ.
Trong quá trình tắm rửa, cung nhân không chỉ cần phục vụ cẩn thận mà còn phải quỳ để bày tỏ sự cung kính. Bởi vì thời gian tắm rửa của các phi tần thường kéo dài rất lâu, cho nên đối với cung nữ, thái giám mà nói, mỗi lần hầu hạ những vị chủ tử này đi tắm đều hết sức khổ sở".
Lấy trường hợp Từ Hi Thái hậu làm ví dụ, có giai thoại từng truyền lại rằng "công cuộc" tắm rửa của bà mỗi lần tốn tới cả trăm chiếc khăn chỉ dùng để lau một lần rồi vứt bỏ.
Mỗi khi tắm, bà đều tiến hành hai công đoạn riêng biệt cho phần thân thể phía trên cùng phía dưới. Và khi chuyển sang vệ sinh mỗi phần khác nhau, các cung nhân hầu hạ đều phải sử dụng tới một bộ công cụ mới.
Thế nhưng sự thực là vị Thái hậu này vốn chẳng để tâm tới việc "công cuộc" tắm rửa của mình tốn kém biết bao nhiều sức người, sức của. Vì vậy mà thói sống xa hoa, phung phí ấy cứ tiếp diễn tới tận lúc bà qua đời.
Nỗi bi ai khó nói về sự khắc nghiệt và vất vả của các hậu phi phía sau cuộc sống nhung lụa
Mặc dù cả đời được sống trong nhung lụa, thế nhưng sự thực là các nương nương Thanh triều ngày ngày phải trải qua một cuộc sống nghiêm khắc không kém gì môi trường quân đội.
Họ phải thức dậy từ 5 giờ sáng mỗi ngày để rửa mặt, thay xiêm y, trang điểm. Người có bối phận càng cao thì càng tốn nhiều thời gian cho công cuộc giữ gìn hình tượng này.
Tới 6 giờ, các phi tần hậu cung dưới sự dẫn đầu của Hoàng hậu sẽ tới thỉnh an Hoàng Thái hậu. Sau đó họ lại được Hoàng Quý phi và các Quý phi đưa tới tẩm cung Hoàng hậu để tiếp tục quá trình thỉnh an buổi sáng.
Những màn chào hỏi này sẽ kết thúc vào khoảng 7 giờ. Tới lúc này các nương nương mới được dùng bữa đầu tiên trong ngày.
Khẩu phần cơm của họ cũng được phân chia nhằm thể hiện rõ cấp bậc. Trong hậu cung, người có phẩm hàm từ Quý phi trở lên mới được phép ăn trứng gà. Trong khi đó, bữa ăn của Hoàng hậu sẽ lại thừa thãi các nguyên liệu quý như gạo nếp Cao Ly, đậu Hà Lan, câu kỷ tử…
Khoảng thời gian từ 9 giờ tới 11 giờ là lúc các phi tần xây dựng những mối quan hệ của mình bằng cách đi tới tẩm cung của người khác hoặc mời họ tới chỗ mình để trò chuyện.
Từ 11 giờ trưa tới 14 giờ chiều là quãng thời gian dùng ngự thiện, nghỉ trưa. Phải tới sau 14 giờ chiều, các nương nương mới có thời gian giải trí, tự do làm việc theo sở thích của mình.
Tới 17 giờ, họ lại một lần nữa cần tới cung của Thái hậu và Hoàng hậu để thỉnh an lần cuối trong ngày, sau đó trở về chờ Hoàng thượng lật bảng.
Nếu không được chọn làm người thị tẩm hôm đó, phi tần có thể tắm rửa, dùng ngự thiện rồi đi nghỉ ngơi. Ngược lại nếu được truyền đi thị tẩm, họ sẽ dành quãng thời gian chiều tối để chuẩn bị và tắm rửa, sau đó được đưa tới tẩm cung của nhà vua để hầu hạ.
Do Thanh cung có quy định các phi tử (trừ Hoàng hậu) đều không được phép ngủ lại qua đêm trong cung vua, vì vậy những vị nương nương này sau khi được thị tẩm xong lại phải trở về tẩm cung của mình rồi mới có thể nghỉ ngơi.
Nhìn vào thời gian biểu nói trên, không khó để nhận thấy cuộc sống của các phi tần nhà Thanh đều bị bó buộc bởi không ít những quy củ rườm rà nơi hậu cung.
Không chỉ dừng lại ở đó, để có được cơ hội đắc sủng, đa số họ đều sẵn sàng đặt cược cả tính mạng vào những cuộc tranh đấu khốc liệt tại nơi này..
Thế nhưng dù cho có được diễm phúc đắc sủng hay không thì một khi bước chân vào cung cấm, số phận những con người ấy đã vĩnh viễn bị giam hãm trong chiếc lồng son hoa lệ của Hoàng đế.
Chỉ tiếc rằng hậu cung vốn là nơi chẳng thiếu mỹ nhân, người cũ đi lại có người mới đến. Trong số đó, có những người may mắn được sủng ái một thời, cũng có người cả đời chẳng được diện kiến long nhan, để rồi héo mòn một cách lặng lẽ trong chiếc lồng son nơi Tử Cấm Thành…
Theo Trần Quỳnh/Trí thức trẻ
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Hai người nông dân đi bắt ốc từng vô tình đào được cây gỗ quý hàng đầu Việt Nam: Dài 15m, có tuổi đời khoảng 100 năm