Khám phá

Thần đồng văn chương Việt Nam được tôn là 'Thánh thơ': Có màn đối thơ với vua lưu truyền muôn đời

Là một vị quan nổi tiếng dưới triều Nguyễn, nổi tiếng là thần đồng với tài ứng đối từ nhỏ, bậc vĩ nhân này được tôn là ' Ông thánh thơ ngông' của Việt Nam.

Từ Hi Thái hậu ép 100 đứa trẻ làm chuyện động trời để thỏa mãn nguyện vọng quái đản của bản thân / Sở thích quái đản của vị vua nát rượu độc nhất vô nhị trong lịch sử Trung Quốc

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - sinh ra ở dòng họ khoa bảng ở làng Phú Thị, Gia Lâm, TP Hà Nội. Theo lời Cao Bá Nha dòng họ Cao ở làng Phú Thị là “Dõi đời khoa bảng xuất thân/ Trăm năm lấy tiếng thanh cần làm bia”.

Cao Bá Quát.

Cao Bá Quát đã nổi tiếng là thần đồng ngay từ nhỏ với tài ứng đối, hay chữ. Tài ứng đối của Cao Bá Quát đã nổi tiếng qua những giai thoại đường truyền qua nhiều đời.

Theo tương truyền, khi thấy truyền viên lý trưởng thường hay tham nhũng, bớt xén quỹ công, nhân việc làng đắp đôi voi ở trước cửa đình, Cao Bá Quát đã viếtmấy câu thơ lên lưng voi:

“Khen ai rõ khéo đắp đôi voi

Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi

Còn một cái kia sao chẳng thấy

 

Hay là thày Lý bớt đi rồi?”.

Cao Bá Quát lúc nhỏ cũng có vế đối nổi tiếng với Vua Minh Mạng. Theo đó, vắp đối của Vua là:Nước trong leo lẻo, cá đớp cá- cậu bé Quát lúc đó đã ứng khẩu rất nhanh:Trời nắng chang chang, người trói người.

Khi trưởng thành, danh tiếng của ông càng vang xa và được tôn lên bậc “Thần Siêu, thánh Quát” hay “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán” (lời vua Tự Đức ngợi khen). Văn thơ của Cao Bá Quát còn được so sánh là vượt hơn cả các nho sĩ thời Hán Đường với hai câu thơ "Văn như Siêu Quát vô tiền Hán/ Thi đáo Tùng Tuy Thất Thịnh Đường".

Với tài năng được mệnh danh là thiên tài thơ phú cộng thêm tính cách ngang tàn, không sợ cường quyền, Cao Bá Quát đã mang đặc điểm này đi vào văn thơ của mình. Vì vậy mà ông có biệt danh là “Ông thánh thơ ngông” của Việt Nam.

Ông có 10 năm theo việc khoa cử. Cao Bá Quát đậu Á nguyên ở kỳ thi Hương ở Hà Nội (năm 1832). Tuy nhiên khi tham gia thi Hội (cấp quốc gia) ông lại nhiều lần không đỗ vì vi phạm trường quy. Người đời tương truyền rằng vì các quan chấm thi ghét ông vì tính kiêu ngạo nên đánh hỏng. Tương truyền khác thì cho rằng Cao Bá Quát bị đánh hỏng bài là do quyển thi của ông viết đủ cả 4 lối chữ Chân, Thảo, Triện, Lệ .

 

Tuy không đỗ đạt nhưng với tài năng văn chương, học rộng, Cao Bá Quát đã được triệu vào kinh đô Huế (1841), được bổ nhiệm chức Hành tẩu ở bộ Lễ rồi làm quan Sơ khảo ở trường thi Thừa Thiên.

Đáng nói khi làm quan sơ khảo, Cao Bá Quát đã phạm lỗi khi chữa lại bài thi của thí sinh. Lý do là vì ông thấy 24 bài thi văn hay nhưng phạm húy và không muốn đánh trượt người tài.

Theo cuốn Danh nhân Hà Nội:"Ông cùng bạn tìm cách chữa giúp. Việc bị phát giác, tội của Cao Bá Quát đáng bị chém chết, nhưng sau đó vụ án được xem xét lại, chỉ cách chức và ở tù 3 năm".

Khi ra tù, Cao bá Quát tiếp tục được mời vào làm việc ở ở Viện Hàn lâm của triều đình Huế, chuyên sưu tầm văn thơ. Được làm quan nhưng cuộc sống của Cao Bá Quát vẫn luôn trong cảnh nghèo khổ. Một trong những lý do dẫn đến điều này được cho là đển từ tính "ngông" của Cao Bá Quát khi ông không ngại "chỉ điểm" cái sai của từ quan lại triều đình cho đến Vua.

Thậm chí, ông còn làm thơ để chế giễu những kẻ xu nịnh nhưng không tài giải. Sau nhiều lần như thế, Cao Bá Quát đã bị đày về làm giáo học ở vùng quê Quốc Oai vào năm 1851, ít lâu sau đó, ông xin từ quan lui về ở ẩn.

 

Tuy vậy, Cao Bá Quát vẫn là một nhà Nho tài tử tài hoa, lỗi lạc chỉ tiếc là sinh bất phùng thời. Ông đã để lại sự nghiệp thơ văn đồ sộ với những tác phẩm thấm nhuần tình yêu nước, tự hào dân tộc. Đặc trưng các tác phẩm của Cao Bá Quát chính là tính phê phán hiện thực đồng thời thể hiện lòng vị tha, cảm thông với những mảnh đời bất hạnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm