Thân là Thừa tướng nhà Hán, tại sao Tào Tháo vẫn bất chấp hiểm nguy để tự mình mang quân ra trận?
Giải mã bí ẩn về tuyệt thế thần binh của Tào Tháo khiến cả Tam Quốc thèm khát / Trước khi xưng vương, vì sao Tào Tháo lại ép mưu sĩ hàng đầu của mình phải chết ?
Tào Tháo (155 – 220), tự Mạnh Đức, là nhà chính trị, quân sự nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán. Ông cũng là người đã đặt cơ sở cho việc thành lập chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.
Sinh thời, Tào Tháo từng là Thừa tướng Hán triều, là nhân vật tối cao của tập đoàn Tào Ngụy và cũng là quyền thần dưới một người trên vạn người của triều đình nhà Hán.
Thế nhưng dù sở hữu quyền cao chức trọng, vị quân chủ này vẫn thường xuyên tự mình cầm quân xông pha nơi trận mạc.
Vốn là một người có thể ở lại hậu phương để chỉ huy, điều gì đã khiến Tào Tháo phải bất chấp nhiều rủi ro, nguy hiểm như vậy để đem quân ra chiến trường?
Nguyên nhân thứ nhất: Nẵm chắc binh quyền
Tào Tháo tự mình mang binh chinh chiến, như vậy binh quyền từ đầu tới cuối đều do ông đích thân nắm trong tay.
Nếu như vị quân chủ này quanh năm suốt tháng chỉ ở nơi hậu phương để "chỉ tay năm ngón", binh quyền chẳng mấy chốc sẽ dần bị phân tán và chia nhỏ vào tay các thượng tướng hoặc mưu sĩ cốt cán thời bấy giờ.
Một khi tình trạng này diễn ra lâu dài, việc giữ vững quyền lực và đại nghiệp trong tay gia tộc họ Tào là hết sức khó khăn.
Có lẽ vì cũng ý thức được nguy cơ ấy, Tào Tháo đã bất chấp nhiều hiểm nguy và rủi ro để chọn cách tự mình cầm quân xuất chinh, từ đó nắm chắc binh quyền trong tay nhằm bảo vệ cơ nghiệp của bản thân và gia tộc.
Nguyên nhân thứ hai: Khích lệ tinh thần sĩ tốt
Việc một vị quân chủ quyền cao chức trọng lại trực tiếp xông pha trận mạc cùng binh lính được xem là một phương pháp hết sức hữu hiệu để khích lệ tinh thần sĩ tốt.
Mặt khác, hành động này còn có thể giúp cho quân chủ thao túng đạo cục, tạo sức răn đe đối với bộ hạ, trực tiếp tiêu trừ đi bất hòa giữa các bộ tướng, đồng thời cũng phòng ngừa những việc làm tư lợi như dung túng quân sĩ, kết bè kết phái, tranh công… của một vài kẻ có dã tâm.
Đặc biệt là khi trực tiếp ra trận, một vị quân chủ túc trí đa mưu như Tào Tháo hoàn toàn có thể trực tiếp cướp được cơ hội từ những biến hóa xảy ra trên chiến trường, từ đó càng nâng cao khả năng giành chiến thắng trước kẻ thù.
Nguyên nhân thứ ba: Tính cách ưa mạo hiểm
Qulishi cho rằng Tào Tháo sinh thời là một người yêu thích sự mạo hiểm, tính cách cũng rất mực đa nghi và nhiều chủ ý. Vì vậy có rất nhiều việc vị quân chủ này đều muốn đích thân ra tay dù cho dưới trướng không thiếu văn thần võ tướng.
Xuất phát từ nét tính cách trên, việc Tào Tháo thường xuyên tự mình dẫn binh ra trận cũng là một điều không mấy khó hiểu.
Hơn nữa, việc trực tiếp cầm binh dù có phần nguy hiểm, tuy nhiên một khi đánh thắng lại mang về không ít chiến lợi phẩm như tiền tài, mỹ nhân, đất đai, danh vọng…
Những điều này chính là yếu tố trực tiếp đánh vài tính cách ưa mạo hiểm và thích làm chủ của một người như Tào Tháo.
Nguyên nhân thứ tư: Thuận lợi phát hiện và đào tạo nhân tài
Khi đích thân cầm quân đi chinh chiến, một nơi như chiến trường tất sẽ không thiếu những lúc yêu cầu chủ tướng phải vận dụng mưu lược.
Trong quá trình thực chiến này, Tào Tháo cũng có thể phát hiện ra nhiều văn thần, võ tướng xuất chúng.
Tương tự như vậy, việc tự mình ra quân sẽ giúp cho Tào Tháo có cơ hội tận tay bồi dưỡng, đốc thúc nhân tài, từ đó gây dựng một tập đoàn chính trị với những nhân lực cốt cán cho Tào Ngụy sau này.
Xuất phát từ những phân tích trên đây, không khó để nhận thấy việc Tào Tháo tự mình dẫn quân xông pha nơi chiến trường mặc dù có phần quyết định liều lĩnh thế nhưng lại có thể xem là một hành động hết sức khôn ngoan.
Việc làm này của ông chẳng những đã đem về không ít chiến thắng mà còn góp phần gây dựng nên tên tuổi của Tào Mạnh Đức nói riêng và tập đoàn Tào Ngụy nói chung trên bản đồ Tam Quốc thời bấy giờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?