Khám phá

Thành Cát Tư Hãn và những bí ẩn xung quanh cuộc đời đầy bi tráng của ông

Thành Cát Tư Hãn, một thủ lĩnh của thảo nguyên Mông Cổ, người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á.

Thành Cát Tư Hãn sinh ra ở Mông Cổ.

Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) là một khả hãn (thủ lĩnh) của Mông Cổ. Ban đầu, ông được đặt tên Thiết Mộc Chân (Temujin), có nghĩa là “sắt thép, thợ rèn”. Thành Cát Tư Hãn có công thống nhất các bộ lạc để thành lập đế quốc Mông Cổ vào năm 1206. Thành Cát Tư Hãn nắm quyền kiểm soát khoảng 24 triệu km2 với 100 triệu dân. Đây là đế quốc có lãnh thổ liền nhau rộng lớn nhất lịch sử thế giới.

Đại tướng Triết Biệt của Thành Cát Tư Hãn từng là kẻ thù của ông.

Trong cuộc chiến với bộ tộc Tần Diệc Xích Ngột, Thành Cát Tư Hãn suýt bỏ mạng vì một mũi tên. Khi bị quân Mông Cổ bắt, người bắn tên thừa nhận chính ông nhắm vào Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn ấn tượng mạnh trước sự gan dạ của người này và bổ nhiệm ông làm chỉ huy trong quân đội của mình, đặt cho biệt danh Triết Biệt (mũi tên). Dưới trướng Thành Cát Tư Hãn, Triết Biệt trở thành dũng tướng hàng đầu.

Thành Cát Tư Hãn từng mất bố khi 9 tuổi.

Cha của Thành Cát Tư Hãn bị các đối thủ Tatar đầu độc khi ông mới 9 tuổi. Bộ lạc đuổi gia đình của ông đi. Mẹ ông một mình nuôi 7 con. Lớn lên, Thành Cát Tư Hãn phải đi săn bắn và hái lượm kiếm sống.

Hốt Tất Liệt là cháu của Thành Cát Tư Hãn lập ra nhà Nguyên ở Trung Quốc.

Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227, sự nghiệp của ông được kế tục bởi con trai thứ ba là Oa Khoát Đài. Năm 1271, cháu nội của ông là Khả hãn Hốt Tất Liệt xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc và lập ra nhà Nguyên (1271-1368).

Phần lớn lãnh thổ Mông Cổ thảo nguyên.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, phía Bắc Mông Cổ giáp Liên bang Nga, phía Nam giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Kazakhstan. Phần lớn lãnh thổ của nước này là thảo nguyên, đồng cỏ và đồi núi. Rừng chiếm 10% diện tích, khí hậu lục địa, ít mưa, lạnh giá, mùa đông lạnh âm 30, âm 40 độ C.

Thủ đô của Mông Cổ hiện nay là thành phố Ulaanbaatar.

Thủ đô của Mông Cổ là thành phố Ulaanbaatar. Đây cũng chính là đô thị lớn nhất của đất nước này với diện tích hơn 4,7 nghìn km2, dân số hơn một triệu người. Thành phố được hình thành từ năm 1639 với vai trò là trung tâm tu viện phật giáo và di chuyển dần cùng những người dân du mục. Thành phố này từng thay đổi vị trí 28 lần.

Mông Cổ là nước đứng đầu châu Á về chỉ số thưa dân nhất.

Với diện tích lên tới 1.564.116 km2, trong khi dân số tính đến năm 2018 là 3.121.772, Mông Cổ là nước có mật độ dân số thưa nhất ở châu Á, với trung bình khoảng 2 người/km2.

Sa mạc Gobi từng là một phần của Mông Cổ.

Nằm ở phía Nam Mông Cổ, diện tích khoảng 1,3 triệu km2, sa mạc Gobi được thế giới biết đến khi Marco Polo khám phá ra vào thế kỷ 13. Gobi có cảnh quan tuyệt đẹp, thu hút khách du lịch.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo