Thay vì bị phá hủy theo thời gian, những cây cầu sống này sẽ ngày càng phát triển và trở nên bền vững hơn
Những góc ảnh 'đứng tim' với cây cầu đáy bằng kính cao và dài nhất thế giới / Cây cầu treo dài nhất thế giới chỉ phù hợp với những người thích mạo hiểm
Cherrapunji, một thị trấn ở Đông Bắc Ấn Độ, được biết đến là nơi ẩm ướt thứ hai trên Trái Đất, và nó cũng cũng được biết đến là vùng đất của những cây cầu sống. Ở đây những cây cầu không được xây dựng theo những cách thông thường, nó không hề bị xuống cấp theo thời gian, thay vào đó, chúng ngày càng phát triển và trở nên bền vững hơn. Các cây cầu sống này được làm từ rễ của cây Ficusastica - cây đa búp đỏ - loại cây có rễ phụ mọc trên mặt đất.
Cherrapunji, Ấn Độ được công nhận là nơi ẩm ướt nhất trên Trái Đất và rất khó khăn để đi lại cũng như di chuyển đồ đạc. Chính vì vậy từ xa xưa, War-Khasis, một bộ lạc ở Meghalaya đã nghĩ ra cách dùng rễ của cây Đa búp đỏ- một loại cây phổ biến ở vùng ẩm ướt để làm cầu. Trước tiên, họ trồng cây đa búp đỏ bên bờ sông. Khi phát triển, những rễ phụ của cây tủa ra từ thân và bám vào những tảng đá lớn dọc theo bờ sông. Dần dần, chúng vươn ra giữa dòng và bám vào bờ bên kia tạo thành cây cầu vững chắc và an toàn. Những cây cầu bằng rễ này có thể dài hơn 30m và chịu được trọng lượng của hơn 50 người cùng một lúc. Tuy nhiên, rễ phụ cần 10 đến 15 năm mới phát triển được đầy đủ.
Không giống như những cây cầu nhân tạo thông thường vốn yếu dần theo thời gian, những cây cầu sống này lại vững chắc hơn theo thời gian. Một số cây cầu ở đây được tạo thành từ những dễ cây đã hơn năm trăm (500) năm tuổi và có thể hỗ trợ 50 người di chuyển cùng một lúc. Cây cầu độc đáo nhất tại đây có tên là Umshiang Double-Decker Root Bridge - "Cầu rễ cây 2 tầng Umshiang"
War-Khasis, một bộ tộc sinh sống tại Meghalaya, Ấn Độ là những người đầu tiên sử dụng những cây này để vượt sông. Và dân làng Cherrapunji đã sử dụng những kỹ thuật tương tự để tạo ra những cây cầu sống. Người dân trong làng đã tạo ra một hệ thống dẫn hướng mọc rễ của cây để buộc chúng lại thay vì mọc thẳng từ trên hướng xuống. Sẽ phải mất từ 15 tới 20 năm để mớ rễ cây quấn lấy nhau này có thể nối liền hai bên bờ. Không như những công trình thông thường, cầu rễ cây tại Meghalaya chỉ có thể dần vững chắc nhờ thời gian, chẳng cần tới việc bảo dưỡng hay xây lại; những cây cầu rễ cây chắc khỏe nhất đã lên tới 100 năm tuổi.
Giáo sư Ferdinand Ludvig, Đại học Công nghệ Munich đã lập bản đồ tổng cộng 74 cây cầu và làm sáng tỏ chính xác cách chúng được tạo ra và duy trì, bằng cách phỏng vấn cư dân địa phương, chụp hàng nghìn bức ảnh và xây dựng mô hình 3D. Không giống như những cây cầu được làm bằng gỗ và tre khác, chúng không dễ dàng bị cuốn trôi hoặc mục nát - một hiện tượng dễ thấy ở những vùng ẩm ướt. Giáo sư Ferdinand Ludvig cho biết, các rễ cây sinh trưởng, tiêu biến và rồi lại tái sinh. Một cây được trồng ở trên rìa của bờ sông hoặc rìa khe núi. Khi rễ cây mọc ra, chúng sẽ quấn quanh khung tre hoặc thân cây cọ, được hướng về phía bờ đối diện. Khi đã lan sang bờ bên kia, chúng sẽ tự khắc bám vào đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo