Thế giới kỳ thú của loài rồng Komodo
Khoảnh khắc kinh hoàng khi đối mặt với rồng Komodo ngoài khơi Indonesia / Hi hữu: Rồng Komodo sinh ba bên trong sở thú Ấn Độ
Là loài thằn lằn lớn nhất trên hành tinh
Rồng Komodo
Rồng Komodo là loài thằn lằn nặng nhất và lớn nhất trong số những loài còn tồn tại trên Trái đất. Nó có thể dài tới hơn 3 mét, nặng 166 kg và là kẻ săn mồi kinh hoàng đối với nhiều con vật. Có những thông tin (nhưng chưa được kiểm chứng) rằng có loài rồng Komodo sống ở các khu rừng nhiệt đới phía bắc Australia với kích thước lớn gấp 3 lần rồng Komodo ở Indonesia, tức dài gần 10 m. Các nhà khoa học thì đã phát hiện những hóa thạch của loài rồng Komodo ở bang Queenland (Australia) và chúng được cho là đã biến mất cách đây 19.000 năm với kích thước lớn gấp 2 lần rồng komodo hiện nay đang sinh sống.
Ăn thịt người
Rồng Komodo là kẻ săn mồi chuyên nghiệp và chúng là kẻ thù của các loài, từ nhỏ như con chuột cho đến lớn như con trâu. Ngay cả con người cũng luôn ám ảnh với kích thước khổng lồ và vết cắn khủng khiếp của chúng. Đã có những vụ rồng Komodo tấn công và ăn thịt người. Các nhà chức trách Indonesia cho biết, một du khách Thụy Sỹ đang ngồi nghỉ một mình trong khi nhóm đồng hành của anh tiếp tục hành trình khám phá đảo rồng, thì bất ngờ anh bị tấn công và ăn thịt. Người ta chỉ còn tìm thấy chiếc máy quay của anh bên bờ biển. Còn một ngư dân trong khi đang tìm thức ăn trên đảo Komodo, đã bị giết chết và ăn thịt vào tháng 3/2009.
Sở hữu cỗ máy tiêu hóa hoàn hảo
Món ăn chính của rồng Komodo chủ yếu là nai và lợn lòi hoang dã nhưng chúng có thể tấn công bất kì con gì khi đói. Điều đáng kinh ngạc của loài rồng này là nó có thể ăn liền một lúc được lượng thức ăn bằng 80% trọng lượng cơ thể. Ví dụ trọng lượng của chúng là 150kg thì nó ăn được khoảng 120kg thịt.
Mặc dù không có răng như cá sấu hay các loài săn mồi hạng nhất khác như sư tử và hổ nhưng rồng Komodo có thể dễ dàng xé nát cả một con trâu trong vài giờ đồng hồ. Điều kinh ngạc hơn nữa là chúng xơi mọi thứ, từ lông, da, thịt, xương, cho đến móng. Lý do là chúng có chứa những dịch tiêu hóa giống như loài rắn để tiêu thụ được cả những thứ cứng chắc như xương.
Nước miếng có chứa vi khuẩn chết người
Rồng Komodo thường chảy nước dãi rất nhiều và nước miếng này giống như thuốc độc vì có chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm.
Các nhà khoa học ở Trường đại học Texas xác định được 57 loại vi khuẩn khác nhau trong miệng rồng hoang dã. Khi bị cắn, nếu vết thương không được điều trị sẽ bị tử vong. Mặc dù có thể không hạ gục con mồi to lớn như trâu, bò ngay lập tức, nhưng bất kì vết cắn nào cũng sẽ làm cho con mồi nhiễm trùng. Khi đó, chúng chỉ việc bám sát con mồi đến bất kì nơi nào và chỉ sau vài ngày, hoặc vài tuần là con mồi chết và chúng tiến đến ăn thịt.
Những nghiên cứu gần đây phát hiện thấy các tuyến nọc độc trong miệng của rồng phát ra một chất chống đông máu ở vết thương, điều này làm cho các vết thương của con mồi càng chảy máu nhiều hơn và làm cho con mồi nhanh suy yếu. Khi con mồi đã đủ yếu bởi nhiễm trùng và chất độc, nó sẽ tiến đến tiêu diệt và ăn thịt.
Tuy nhiên, loài rồng này lại có khả năng tự miễn dịch với những vết thương do đồng loại cắn. Ví dụ khi một con đực muốn tấn công con đực khác đến cướp bạn tình hoặc lãnh thổ, nó sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lợi ích, trong cuộc chiến, khi nó bị thương thì hệ miễn dịch của chúng đủ mạnh để kháng khuẩn và làm cho vết thương nhanh khỏi.
Cái lưỡi đặc biệt nhất trong các loài động vật
Thính giác của rồng Komodo thực sự không nhạy bén. Mặc dù nó có lỗ tai khá to nhưng nó chỉ có thể nghe được âm thanh từ 400-2000 hertz. Rồng komodo cũng chỉ nghe được âm thanh từ cách xa tối đa 300 m.
Do võng mạc chỉ có chứa các nones nên thị lực của rồng cũng kém. Song bù lại nó có chiếc lưỡi đa năng, được sử dụng để phát hiện, đánh giá món ăn (vị giác) và kích thích khứu giác. Lưỡi của rồng Komodo rất dài, có thể lên tới 10 cm và chiếc lưỡi lợi hại này có thể xác định xác chết thối cách xa từ 4-9,5 km.
Tốc độ
Rồng Komodo là loài bò sát máu lạnh, nên giống những loài bò sát, chúng thường giảm thiểu hoạt động cho đến khi cần thiết. Tuy nhiên, giống như loài cá sấu, rồng Komodo có thể tổng lực năng lượng để tăng tốc độ khi săn mồi hoặc chay chốn khỏi kẻ thù và nó có thể chạy với tốc độ 20 km/h. Rồng Komodo cũng là kẻ bơi lặn tài ba, và có thể lặn sâu 4,5 m. Ngoài ra, nó còn biết leo trèo khá chuyên nghiệp, đặc biệt là lúc còn nhỏ nhờ những chiếc móng vuốt cực kì khỏe và sắc.
Trứng rồng sẽ to lên theo thời gian
Khác với các loài khác, trứng của rồng dai và dính như cao su và to lên khi rồng con bên trong phát triển. Mỗi lần con cái thường để 20 trứng ở trong tổ đã được vùi cát.
Điều ngạc nhiên nữa là, lúc trứng gần nở sẽ lớn hơn 50% so với lúc trứng mới đẻ. Và nó mất khoảng 8 tháng để rồng con trong trứng phát triển và nở vào tháng 4 hàng năm.
Rồng con chui ra ngoài bằng cách sử dụng chiếc răng sắc nhọn đặc biệt có tên gọi là “răng trứng” và chiếc răng này sẽ gãy ngay khi rồng bắt đầu cuộc sống tự do. Ngay khi chào đời, nó không được bảo vệ bởi bồ mẹ và phải tự đi kiếm ăn. Do vậy mà đa số bị ăn thịt bởi kẻ thù.
Rồng Komodo thường mất từ 3-5 năm để trưởng thành và đạt độ chín về sinh sản khi 8 hoặc 9 tuổi. Loài này có thường có tuổi thọ 30 năm nhưng cũng có thể sống tới 50 năm.
Ăn thịt đồng loại
Rồng không có kẻ thù tự nhiên. Mối đe dọa lớn nhất của chúng là những con rồng khác. Những con rồng Komodo có tuổi đời dưới 2 năm thường dành phần lớn thời gian sống ở trên cây để tự vệ. Lý do là những con lớn hơn thường săn đuồi chúng để ăn thịt. Ngay kể cả những con rồng trưởng thành cũng thường tìm cách làm thịt đồng loại to lớn bằng nó nếu như nó có cơ hội. Các nhà khoa học ước tính rằng, có khoảng 10% lượng thức ăn của rồng trưởng thành là từ thịt của rồng nhỏ hơn.
Số lượng
Do rồng Komodo thuộc loài bò sát, hung dữ và rất nguy hiểm nên chúng không được thuần dưỡng như những loài động vật có vú ăn thịt khác mặc dù chúng có thể được nuôi dưỡng ở các vườn thú.
Hiện nay trong thế giới hoang dã có tổng cộng từ 4000-5000 con rồng Komodo nhưng có những lo ngại rằng chỉ còn khoảng 300 con cái là có khả năng sinh sản.
Số lượng của loài rồng Komodo đã không thay đổi nhiều kể từ khi chúng xuất hiện nhưng do hệ sinh thái của chúng bị thu hẹp do sự xâm lấn của con người, núi lửa phun trào và cháy rừng nên chúng dễ bị tổn thương, do vậy mà chúng cần được bảo vệ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Dọn đồ đạc của ông nội và đào ra chiếc 'thớt cổ' hàng trăm năm tuổi, sau khi được chuyên gia thẩm định, chàng trai trở nên giàu có chỉ sau một đêm