Thực lực mạnh nhất Tam Quốc, vì sao khi bị Thục Hán chủ động tấn công, nhà Tào Ngụy chỉ một mực phòng thủ?
Giải mã sức mạnh bí ẩn của các anh hùng Tam Quốc: Số 3 ít người tin là có thật / 6 vụ mất tích bí ẩn nhất thời Tam Quốc: 1 mỹ nữ, 2 mưu sĩ, 3 đại tướng
"Trẻ không đọc Thuỷ hử, già không đọc Tam quốc", thật ra câu nói này không hề sai chút nào.
Thời trẻ đọc "Thủy hử truyện" dễ học được sự trọng nghĩa khí bất chấp tất cả của các hảo hán, rất dễ trở thành người giang hồ. Còn người già đọc Tam quốc rất có thể sẽ học theo các âm mưu thủ đoạn như các nhân vật trong Tam quốc.
Thời kỳ Tam Quốc được coi là một giai đoạn tương đối hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Rất nhiều sự kiện lịch sử diễn ra trong thời kỳ này đều đáng để suy xét.
Ví dụ như tại sao Thục Hán nhỏ bé luôn công kích, Tào Nguỵ lớn mạnh là vậy lại luôn luôn phòng thủ mà không tấn công, đánh bẹp?
Xếp hạng thực lực của 3 nước Tam Quốc
Sau khi thế cục thiên hạ chia ba ổn định, diện tích lãnh thổ nước Thục chiếm cứ được có thể khẳng định là ít nhất, dân số cũng ít nhất, số lượng binh lính cũng ít nhất.
Do sự hạn chế của vùng núi nên nguồn tài nguyên trong lãnh thổ nước Thục cũng nghèo nàn và thiếu thốn nhất trong 3 nước thời Tam Quốc.
12 châu trong thiên hạ chỉ có Ích Châu được xem là nơi có sức mạnh tổng hợp yếu nhất.
Phía Đông Ngô chiếm cứ một khu vực lớn ở Đông Nam sông Trường Giang, bao gồm ba châu lớn là Dương Châu, Giao Châu và một nửa Kinh Châu, rất nhiều trong số đó là khu vực ven biển, tài nguyên phong phú, giàu có hơn nước Thục rất nhiều.
Lớn mạnh nhất chính là nước Nguỵ ở phương Bắc, chiếm cứ 8 châu trong số 13 châu của Đông Hán, cộng thêm một nửa Kinh Châu và một phần nhỏ của Dương Châu, binh hùng tướng mạnh, dự trữ lương thực dồi dào.
Vậy mà theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, nước Thục mới là nước phát động tấn công nhiều nhất, nhiều lần quấy nhiễu lãnh thổ của nước Nguỵ.
Chỉ tính riêng gia đoạn Gia Cát Lượng còn sống, đã từng có tới sáu cuộc tấn công. Mặc dù không gặt hái được thành công nhưng những động thái này của nhà Thục Hán trên thực tế cũng đã làm tiêu hao ít nhiều binh lực của nhà Tào Nguỵ.
Sở dĩ nước Thục nhỏ bé nhiều lần phát động các cuộc tấn công, công kích Tào Ngụy là có nguyên nhân, mà nguyên nhân xuất phát từ nhiều phương diện.
Một trong số các phương diện phải kể đến là việc Gia Cát Lượng tin chắc rằng, tấn công mới là cách phòng thủ tốt nhất, bởi vì nước Thục chịu sự hạn chế của địa hình khu vực, cố thủ lãnh thổ sẽ không có được sự phát triển lớn, cần phải chiếm lĩnh được nhiều địa bàn hơn, mới có được không gian phát triển.
Nếu như không thể mở rộng lãnh thổ, về lâu về dài, sự chênh lệch giữa nhà Thục Hán với 2 đối thủ còn lại sẽ ngày càng lớn.
Một mặt khác, "đường đến đất Thục khó, khó hơn lên trời", phía Tào Nguỵ muốn tấn công nước Thục sẽ không phải là một chuyện dễ dàng.
Với chiến tranh thời cổ đại, việc chiếm lĩnh được địa hình có lợi là việc thực sự khó khăn. Do đó, nước Nguỵ không dám tấn công nước Thục bừa bãi.
Lý do cuối cùng là, địa bàn của nước Nguỵ tương đối rộng lớn, hơn nữa bốn bề đều có địch, không chỉ có nhà Thục Hán mà Đông Ngô cũng đâu có ngồi yên. Hơn thế nữa, ở phía Bắc, nhà Tào Ngụy còn phải lo đối phó với thế lực của tộc Tiên Ti và nhà Công Tôn ở Liêu Đông.
Tất cả các đối thủ này đều không thể xem nhẹ, vì thế đều cần phải chia binh đóng giữ. Phương Bắc không được yên ổn, hiển nhiên cũng không dễ dàng xuất binh công kích Thục Hán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?