Dưới sự lãnh đạo tài tình của một vị hoàng đế vĩ đại mà nhà Tống có nền kinh tế thịnh vượng và văn hóa vô cùng phát triển.
Tống Thái Tông Triệu Khuông Dận sinh trong một gia thế sa sút, thời niên thiếu sống trong cảnh đói nghèo nên ông rất hiểu nỗi thống khổ của lớp dân đen trong xã hội. Ông quyết tâm nỗ lực mong cải tạo xã hội. Với ý chí của mình cuối cùng đã ông đã trở thành hoàng đế khai quốc Đại Tống. Tuy đã trên muôn người, sống ở hoàng cung có thể hưởng cuộc sống giàu sang nhưng bản thân ông không quên nguồn cội, luôn giản dị, tiết kiệm như xưa. Cuộc sống hàng ngày rất đạm bạc, trang phục và ăn uống cũng đơn giản.
|
Trừ những lúc đăng điện thượng triều thì mặc triều phục được may từ lĩnh gấm còn lại chỉ mặc quần áo lụa bình thường giống như các quan lại nhỏ. Ông còn thường xuyên cho giặt sạch rồi mặc đi mặc lại chứ hiếm khi thay mới. Đây có thể nói là bậc đế vương hiếm có nhất trong lịch sử. Nội cung của Triệu Khuông Dận có thể coi là giản dị nhất trong các triều đại trong lịch sử, quan lại chỉ có hơn 50 người, cung nữ chỉ có hơn 200 người. Tuy có thế nhưng Triệu Khuông Dận vẫn cảm thấy quá nhiều và đã cho tự nguyện thôi việc có phụ cấp hơn 50 người và được phép xuất cung. Trong sử sách cũng như nhân gian còn lưu truyền rất nhiều chuyện kể về tính giản dị của ông.
Ôngnổi tiếng là người “keo kiệt” trong chi tiêu. Trong một lần trên đường chinh phạt Bắc Hán, đúng vào tết thất xí ( mùng 7 tháng 7 âm lịch) Triệu Khuông Dận đã gửi về Biện Kinh tặng cho thái hậu 3 quan tiền và hoàng lậu 1 quan rưỡi. Đối với thái hậu và hoàng hậu còn như vậy thì công chúa đương nhiên càng không bao giờ được hơn. Chuyện kể rằng có một lần, công chúa Vĩnh Khánh bái kiến phụ hoàng. Nàng mặc bộ áo khoác ngoài mới, được thêu bằng chỉ vàng ngũ sắc đan với lông khổng tước. Màu xanh lam thẫm như nước hồ thu, màu xanh lục biếc như phỉ thúy, dưới ánh mặt trời chiếc áo vô cùng rực rỡ. Không ngờ vừa găp đã bị Triệu Khuông Dận nói: “Con cởi ngay bộ quần áo ra từ nay về sau không được mặc nữa”. Nghe thấy phụ hoàng nói vậy thì công chúa thật sự không hiểu nên phụng phịu nói: “Trong cung thúy vũ (lông chim cánh chả) rất nhiều, con là công chúa một bộ quần áo của con chỉ dùng có 1 chút có đáng là gì ạ?
Tống thái tổ nghiêm khắc nói: “Chính vì con là công chúa cho nên càng không được dùng.
Con thử nghĩ xem. Thân là công chúa, ăn mặc lộng lẫy như thế đi ra ngoài người ta sẽ đua đòi bắt chước. Thời xưa Tề Hoàn Công thời chiến quốc rất thích mặc quần áo màu tím, kết quả là cả nước trên dưới ai cũng học theo làm cho vải màu tím đắt lên bao nhiêu lần. Nếu hôm nay con mặc áo thêu chỉ vàng, lông khổng tước giá trị rất cao, con có biết may một chiếc áo này mất bao nhiêu tiền không? Nếu như mọi người cũng bắt chước con toàn quốc sẽ lãng phí bao nhiêu tiền? Địa vị và cuộc sống của con bây giờ đã rất tốt rồi có nên bản thân đang được hưởng phúc mà không biết đấy là phúc, phải biết trân trọng mới phải. Tại sao con lại khởi xướng phô trương lãng phí?”
Nghe những lời của phụ hoàng công chúa không nói gì đành phải cởi bỏ bộ áo khoác ra nhưng trong lòng vẫn không khỏi ấm ức. Nàng nghĩ: Phụ hoàng quá nghiêm khắc với mình, để thử lòng xem phụ hoàng yêu cầu bản thân mình thế nào? Thế là nàng bèn hỏi thăm dò phụ hoàng: “ Phụ hoàng đã đăng cơ hoàng thượng mấy năm rồi, việc đi lại của phụ hoàng lúc nào cùng phải dùng đến cái kiệu cũ, Người cũng nên dùng vàng để sửa sang lại chút đi ạ!”
Tống Thái tổ bình tĩnh đáp lời công chúa: “Ta là vua một nước, nắm đại quyền chính trị và kinh tế của cả đất nước. Nếu ta muốn dùng vàng để trang hoàng cả hoàng cung cũng có thể được huống hồ chỉ là một cái kiệu nhỏ. Nhưng vàng là tài sản của quốc gia, ta là người giữ tiền tài cho thiên hạ tuyệt đối không được lạm dụng. Cổ nhân đã từng nói: “Để một người trị vì thiên hạ không thể để cả thiên hạ hầu hạ một người” Nếu ta khơi mào lãng phí tất sẽ có nhiều người làm theo. Như thế bá tính thiên hạ sẽ oán trách ta, phản đối ta, việc quốc gia đại sự khó mà giải quyết. Con nói đi ta có nên làm thế không?". Công chúa vừa nghe vừa suy ngẫm từng lời phụ hoàng dăn dạy, rồi lại nhìn trang phục phụ hoàng đang mặc rất đỗi giản dị.
Ngay đến rèm cửa sổ trong điện cũng dùng tấm vải xanh tầm thường làm thì cảm thấy từng lời của phụ hoàng nói rất có đạo lý. Công chúa vội khấu đầu tạ tội, hứa học tập cách sống giản dị tiết kiệm không xa hoa, lãng phí như phụ hoàng, .
Theo sử sách ghi chép, có một lần nửa đêm thức giấc, Triệu Khuông Dận đột nhiên muốn ăn gan dê nhưng do dự rất lâu mà không hạ lệnh. Người hầu bên cạnh bèn hỏi: “Tâu hoàng thượng, Người đang có điều gì muốn sai bảo bọn nô tài nhất định sẽ làm theo ạ!” Tống thái tổ đáp: “Nếu ta nói ra thì mỗi ngày sẽ có một con dê bị giết!”. Cuối cùng ông đã nhịn không ăn.
Tống thái tổ luôn tiết kiệm như thế cũng vì một ước muốn vĩ đại nhằm tích lũy tiền để xây dựng đất nước, lo cho con dân. Vua của ngũ đại thập quốc gần như ai cũng tiêu xài phung phí đã thành thói quen của cả xã hội, quan lại quen tham ô, xa hoa khiến cho kinh tế đất nước kiệt quệ. Sau khi Tống thái tổ làm hoàng đế quyết tâm thay đổi xã hội, giải quyết nỗi thống khổ cho lê dân. Thời kỳ đầu Bắc Tống, toàn xã hội khởi xướng phong trào các tầng lớp tự cố gắng tiết kiệm. Lễ nghênh đón cầu kì xa hoa lãng phí vốn được quy định dành cho quan châu huyện khi nhậm chức những đã được hủy bỏ. Những chức quan nhỏ cũng chỉ đi giầy cỏ, chống gậy gỗ cùng đồ đệ đi nhậm chức. Cách làm này nhằm tiết kiệm tài chính cho quốc gia, trên thực tế đã giúp vương triều nhà Tống đương thời tích lũy được rất nhiều của cải. Việc thông qua các cuộc chiến chinh phục thiên hạ cũng thu được rất nhiều kỳ châu dị bảo. Tất cả đều được bảo quản đầy trong 32 quốc khố với mục đích chỉ để phục vụ quốc phòng quân yếu và cứu tế thiên tai cho nạn dân.
Tuy ngân khố quốc gia vàng bạc châu báu nhiều vô kể đến mức thời đó nếu cùng lúc vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy phải trong 10 năm mới hết, nhưng Triệu Khuông Dận và hoàng thân cốt thích lại vô cùng tiết kiệm. Tuy tiết kiệm nhưng ông lại không tiếc tiền để bảo vệ lợi ích quốc gia, đặt biệt là mặt trị an xã hội, hay cứu tế lê dân trăm họ. Sau khi đăng cơ mọi chuyện ông đều cố gắng tránh đổ máu, phản đối việc dùng vũ lực để giải quyết vấn đề.
Ông coi sinh mệnh của lê dân và quân sỹ là đáng quý nhất, nếu tiền tài có thể giải quyết được mọi chuyện thì tuyệt đối không dùng đến vũ lực. Về điểm này ông được coi là một trong những ông hoàng hào hiệp nhất trong lịch sử. Vì sự bình an của đất nước, ông tiến hành chủ nghĩa văn trị, đối mặt với sự uy hiếm xâm lăng từ biên cương cố gắng tích lũy ngân khố quốc gia, dùng tiền để mua lại địa bàn tránh để hai bên phải giao tranh nhằm tránh bách tính trăm họ phải sống cảnh lầm than.
Việc an bang trị quốc, đương nhiên không thể thiếu tôi hiền. Để tranh thủ lòng trung thành của các đại thần và củng cố hoàng quyền, Tống thái tổ đã ban tặng tiền bạc rất hậu hĩnh đối với những người có công. Ví dụ như thị trung (tương đương tể tướng) Phạm Chất Sinh khi lâm bệnh đã được hoàng thượng đích thân ban tặng 200 lượng đồ chế tác bằng vàng, 1 nghìn lượng đồ bạc, 2 nghìn sấp tơ lụa, hai trăm vạn tiền. Hay khai quốc công thần Triệu Phổ lâm bệnh ông cũng ban tặng cho hơn 5 nghìn lượng đồ bạc, 5 nghìn sấp tơ lụa.
Dưới sự lãnh đạo tài tình của một vị hoàng đế vĩ đại mà nhà Tống được biết đến với nền kinh tế thịnh vượng và văn hóa vô cùng phát triển. Những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ, văn hóa thời đó khiến Trung Quốc trở thành quốc gia hàng đầu trên thế giới.
Theo Tuyết Mai/Kiến thức