Tìm ra nơi người Ai Cập cổ chuyên dùng để ướp xác
Một khu phức hợp các nghi lễ mai táng đã được khai quật tại nghĩa địa bỏ hoang Saqqara, Ai Cập. Các phát hiện tập trung vào một phòng ướp xác, nơi các tu sĩ chuẩn bị đưa thi thể người đã mất vào một hầm mai táng có độ sâu lớn nhất đạt 30 mét so với mặt đất.
Vén màn chuyện “tình ái” của nữ hoàng Ai Cập Cleopatra / Menes: Vị vua đầu tiên của Ai Cập cổ đại
Dưới tầng hầm này, các nhà khảo cổ tìm thấy một số phòng mai táng, với ba cỗ quan tài bằng gỗ, một quách bằng đá vôi và một xác ướp đi kèm với các món đồ được chuẩn bị cho người chết ở “kiếp sau”. Điểm đặc biệt ở chỗ: một trong ba cỗ quan tài chứa một mặt nạ được sử dụng cho xác ướp làm bằng bạc mạ vàng, một mắt khảm đá canxit, đá vỏ chai, mắt kia khảm một viên đá đen có khả năng là mã não. Kể từ năm 1939 đến nay, người ta chưa từng tìm thấy loại mặt nạ nào như vậy.
Ảnh: Ramadan B. Hussein/Đại học Tübingen
“Sự phát hiện ra chiếc mặt nạ này có thể được coi như một tin giật gân”, theo nhà khảo cổ học Ramadan Badry Hussein thuộc đại học Tübingen, trưởng đoàn nghiên cứu hợp tác giữa Đức-Ai Cập. “Có rất ít mặt nạ nạm kim loại quý còn tồn tại đến ngày nay, bởi hầu hết các ngôi mộ của giới quý tộc Ai Cập đã bị cướp bóc từ thời cổ đại.” Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm ra danh tính của chủ nhân chiếc mặt nạ. Đó là Tu sĩ đời thứ Hai của nữ thần mẹ Mut và Tu sĩ của nữ thần Niut-shaes, hiện thân của Mut dưới dạng một con rắn hổ mang. Ông sống trong khoảng triều đại thứ 26, thời Saite-Ba Tư từ năm 664 đến 404 TCN. Tuy nhiên, phần tường thạch cao ghi tên ông đã bị vỡ và mất đi một mảng. Do đó, nhóm nghiên cứu chỉ có thể chắc rằng tên của vị tu sĩ này còn bao gồm tên của nữ thần tạo hóa Neith.
Một trong những nơi mai táng. Ảnh: Bộ cổ vật Ai Cập
Khu lăng mộ phức hợp nơi nhóm nghiên cứu làm việc cũng bao gồm một số hầm mai táng khác. Một trong số đó được phát hiện có chứa tàn dư của một công trình xây dựng từ gạch bùn và đá vôi. Nơi đây được cho là địa điểm các tu sĩ sẽ ướp xác người chết trước khi mai táng. Khu vực này bao gồm hai chỗ trũng hình lòng chảo với một cái dốc chắn giữa được bao quanh bởi các bức tường xây từ gạch bùn. Chúng được cho là để phục vụ hai mục đích: làm khô cơ thể bằng một loại chất bảo quản tự nhiên gốc muối gọi là natron, và để chuẩn bị lớp băng bằng vải linen bọc xác ướp. Các hũ được tìm thấy trong tầng hầm chứa các cốc đo và các bát đề tên các loại dầu được dùng trong quá trình làm ẩm. Với các loại dầu và cốc đo được đánh tên như vậy, các nhà khoa học có thể tìm được công thức hóa học của hỗn hợp các loại dầu và khám phá ra từng loại một. Các nhà khảo cổ còn phát hiện các bình kín làm từ đá alabaster dùng để dựng nội tạng của người chết được bỏ ra khỏi cơ thể trong quá trình ướp xác; và các bức tượng ushabti làm từ gốm tráng thiếc được chôn cùng người chết.
Những chiếc hũ thu được từ khu khai quật. Ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đo quang học tiên tiến và scan laser 3D để ghi lại hình dạng của căn hầm. Họ cũng tạo ra các bản quét laser 3D của tất cả các đồ tạo tác được tìm thấy trong đó. Trong khi đó, các khai quật sâu hơn được kì vọng sẽ mang lại nhiều khám phá hấp dẫn hơn nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo