Tìm ra "quái vật Frankenstein" tự ráp 2 mảnh thân lại để sống tiếp
CLIP: Top 5 cuộc chạm trán sinh tử của cá sấu, khi kẻ săn mồi trở thành con mồi / Con rắn lớn nhất thế giới to cỡ nào? Nặng khoảng 1 tấn và ăn thịt cá sấu khổng lồ
Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu ở Anh đã phát hiện một con sứa lược thuộc loài Mnemiopsis leidyi có hai mông, to lớn một cách kỳ lạ trong một đàn sứa được họ nuôi nhốt. Kết quả kiểm tra xác nhận nó là phiên bản đời thực của quái vật Frankenstein.
Frankenstein là nhân vật trong tiểu thuyết kinh dị cùng tên của nhà văn Mary Shelley, xuất bản năm 1818.
Trong câu chuyện hư cấu đó, nhà khoa học điên rồ Viktor Frankenstein đã tạo ra con quái vật được đặt tên theo họ của ông bằng cách ráp 7 mảnh thi thể được đánh cắp từ nghĩa địa lại với nhau, sau đó dùng sét để khiến nó sống dậy.
"Quái vật Frankenstein" mà các nhà nghiên cứu từ Đại học Exeter (Anh) tìm thấy đơn giản hơn một chút, được tạo nên chỉ từ 2 mảnh cơ thể của 2 con sứa bị thương rất nặng.
Điều ngạc nhiên là chúng không chỉ dính vào nhau như một cặp song sinh dính liền, mà đã hợp nhất cả hệ thần kinh và hầu hết hệ tiêu hóa, giúp tất cả các cơ trên cơ thể hoạt động đồng bộ như một cá thể duy nhất.
Quá trình này đã được bắt nguồn từ một thử nghiệm của nhóm tác giả này nhằm xác định các bằng chứng cho thấy mô của các con sứa lược dường như có thể sinh trưởng trên cơ thể nhau để chữa trị các vết thương.
Sứa lược vốn nổi tiếng về khả năng tự tái tạo cơ thể nếu sống sót qua những vết thương nặng, gây khiếm khuyết.
Họ đã làm bị thương một số con sứa, cắt một lát dọc theo thùy bên của mỗi con và giữ chúng riêng lẻ theo từng cặp qua đêm.
Ngày hôm sau, họ phát hiện 9/10 cặp đã hợp nhất liền mạch thành một cơ thể duy nhất.
Tuy vậy, việc chúng hợp nhất cả hệ thần kinh và tiêu hóa thành một cơ thể thống nhất vẫn là điều bất ngờ.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác nhận liệu những con sứa lược trong tự nhiên có làm được điều tương tự hay không.
Theo TS Kei Jokura, tác giả chính của nghiên cứu, khả năng của từng con sứa hợp nhất hoàn toàn với nhau cho thấy chúng không có cơ chế mà hầu hết các loài động vật khác sở hữu, giúp nhận biết thứ gì thuộc về bản thân, thứ gì không phải.
Đó là một cơ chế cần thiết cho sự sinh tồn của các sinh vật "cao cấp" như chúng ta, nhưng lại gây rắc rối khi hiến máu và nội tạng, ví dụ sự cần thiết tuân thủ quy tắc về nhóm máu khi cho nhận, các điều kiện phù hợp khi cho - nhận nội tạng, tình trạng thải ghép...
TS Jokura cho rằng loài sứa này có thể thiếu các gene cần thiết cho khả năng nhận biết thứ không phải thuộc về mình được ghép vào cơ thể, xét về vị trí của chúng trên cây tiến hóa.
Vì vậy, việc tìm ra các gene đặc biệt này và cả việc nghiên cứu về khả năng hợp nhất - tái tạo hệ thần kinh của Mnemiopsis leidyi - hứa hẹn đem lại nhiều giá trị cho lĩnh vực sinh học tiến hóa lẫn y học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Nhà tiên tri mù Baba Vanga dự đoán “thảm họa hủy diệt thế giới” vào năm 2025, giống dự đoán của bậc thầy chiêm tinh người Pháp
Sông Amazon đáng sợ đến mức nào mà ngay cả người dân địa phương cũng không dám bơi dưới sông?
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc