Phải mất khoảng 3,3 triệu năm để đạt được độ dài một phút và thêm 2 triệu thế kỉ để có thêm được một ngày trên Trái Đất. Tuy nhiên, việc hiểu biết chính xác vòng quay của Trái Đất đang chậm dần đi bao nhiêu và các nhân tố ảnh hưởng là rất quan trọng đối với các nhà khoa học bởi họ cần đưa ra những tính toán chính xác nhất có thể về tương lai của hành tinh chúng ta.
Những dự đoán trước đây đã tính toán rằng, một ngày sẽ dài hơn 2.3 mili giây mỗi thế kỉ. Vì thế, các hành tinh đang chậm lại nhiều hơn so với dự kiến sau một thời gian dài.
Để làm rõ điều này, các nhà thiên văn từ Anh đã xem xét hồ sơ vũ trụ từ 3000 năm, bắt đầu từ năm 720 trước Công Nguyên đến năm 2015.
Những ghi chép sớm nhất đến từ các chữ viết tượng hình trên đất sét – một trong những loại hình chữ viết lâu đời nhất... đến các văn bản Hy Lạp cổ đại cũng như những bản thảo từ Trung Quốc, thời trung cổ châu Âu và Trung Đông. Tất cả những hồ sơ trên là nơi lưu giữ các tài liệu về thời gia, và địa điểm mà con người đã chứng kiến nhật thực và nguyệt thực trong suốt thiên niên kỉ.
Để tìm hiểu vòng xoay của Trái Đất chậm đi như thế nào trong suốt 2735 năm, nhóm nghiên cứu đã so sánh các ghi chép lịch sử với mô hình máy tính mà dự đoán được địa điểm và thời gian những sự kiện đã xảy ra nếu vòng quay Trái Đất không thay đổi.
Leslie Morrison, một trong những nhà nghiên cứu từ trường đại học Durham và Văn phòng Niên giám Hàng hải của Anh, cho biết: “Mặc dù những quan sát này còn thô sơ, chúng ta có thể thấy sự khác nhau mang tính thống nhất giữa các tính toán và thời gian cũng như địa điểm mà nhật thực thật sự được nhìn thấy. Điều này đồng nghĩa với việc Trái Đất đã thay đổi trạng thái quay của nó”.
Vậy, tại sao vòng quay của Trái Đất lại chậm lại ở địa điểm đầu tiên? Phần lớn là do sự giảm tốc của thủy triều. Có thể hiểu là lực kéo thủy triều của Mặt Trăng giống như một lực cản trên hành tinh chúng ta.
Ngoài ra, mực nước biển cũng như lực điện từ giữa lõi Trái Đất và lớp vỏ của nó cũng có tác động đến vòng quay của Trái Đất, đó là lý do tại sao rất khó để dự đoán.
Ví dụ dễ hình dung cho việc này là thời đại băng hà làm chậm vòng quay của Trái Đất bằng cách đóng băng toàn bộ nước ở các cực, làm cho hành tinh quay chậm rãi hơn, giống như một vận động viên trượt băng khi sải rộng cánh tay.
Sau khi quay trở lại 3000 năm trước, nhóm nghiên cứu cho thấy rằng, vòng quay của hành tinh đã không thật sự chậm lại nhiều như các dự đoán trước đó, chỉ 1.8 mili giây mỗi thế kỉ chứ không phải 2.3 mili giây.
Điều này có nghĩa là ngày của chúng ta đang dài hơn nhưng không nhanh hơn. Và khi khí hậu tiếp tục thay đổi, tốc độ quay của Trái Đất cũng có thể thay đổi.
“Đó là một quá trình rất chậm. Những ước tính là gần đúng, bởi các lực địa vật lý trên vòng quay Trái đất không nhất thiết phải liên tục trong một khoảng thời gian dài”, Morrison nói với AFP.
Kết quả nghiên cứu khá ấn tượng mặc dù việc nhìn thấy những thay đổi này là vô cùng khó khăn đối với các nhà giám sát.
Jon Mound, một nhà địa vật lý tại trường đại học Leeds, người không tham gia vào nghiên cứu cho The Guardian, cho rằng: “Các quá trình địa chất xảy ra trong một thời gian dài làm cho việc quan sát trực tiếp quá trình tiến hóa của chúng là vô cùng khó khăn. Đây là vấn đề đặc biệt đối với các hiện tượng như vòng quay Trái Đất bởi nó không để lại bằng chứng trực tiếp trong các ghi chép địa chất”.