Khám phá

Trận chiến thảm hại nhất trong cuộc đời Lưu Bị có thực sự là Trận Di Lăng? Thái độ của Gia Cát Lượng thực ra không hề đơn giản

Ai trong chúng ta cũng biết, sau khi Quan Vũ mất, Lưu Bị dấy quân đánh Ngô để trả thù cho người huynh đệ tốt của mình. Tuy nhiên, thực tế qua tìm hiểu các tư liệu lịch sử, việc Lưu Bị đánh Ngô, có rất nhiều điểm khác so với những thứ mà chúng ta hay biết.

Nhân tài Thục Hán khiến Gia Cát Lượng phải thừa nhận giỏi hơn mình, Lưu Bị mất đi người này đồng nghĩa với việc nước Thục về cơ bản đã không thể cứu vãn / Đêm động phòng vô cùng khác người của Lưu Bị và em gái Tôn Quyền

Công nguyên năm 219, Quan Vũ sơ suất đánh mất Kinh Châu, bị Tôn Quyền sát hại. Công Nguyên năm 220, Tào Phi phế Hán Hiến Đế, Đông Hán diệt vong, đặt dấu chấm hết cho 423 năm giang sơn.

Ai trong chúng ta cũng biết, sau khi Quan Vũ mất, Lưu Bị dấy quân đánh Ngô để trả thù cho người huynh đệ tốt của mình.

Trong ấn tượng của chúng ta, có rất nhiều người khuyên Lưu Bị đừng nên đánh Ngô, nên xem Tào Ngụy là kẻ địch hàng đầu, nắm lấy mâu thuẫn chủ yếu nhất. Đến cả Gia Cát Lượng và Triệu Vân cũng khuyên Lưu Bị như vậy, nhưng Lưu Bị nhất quyết không nghe, phải đánh Ngô cho bằng được. Vì vậy, mới gặp phải thất bại thảm hại. Còn sự nghiệp của Lưu Bị, sau khi bị mất Kinh Châu và đại bại trận Chi Lăng, cũng xem như rơi xuống đáy vực, nguyên khí trọng thương.

Tuy nhiên, người viết thông qua tìm hiểu các tư liệu lịch sử phát hiện ra, việc Lưu Bị đánh Ngô, có rất nhiều điểm khác so với những thứ mà chúng ta hay biết:

Thứ nhất, Lưu Bị hoàn toàn không phải là sau khi Quan Vũ bị giết, mất đi Kinh Châu, ngay lập tức đem quân đi đánh Ngô. Lưu Bị còn nghỉ ngơi những 2 năm, trong 2 năm này đã xảy ra rất nhiều việc ngoài ý muốn. Trong đó có việc Tào Phi phế Hán Hiến Đế, Pháp Chính qua đời, Lưu Ba qua đời, Hoàng Trung qua đời, Mã Siêu qua đời, Trương Phi bị hại, Hoàng Quyền hàng Ngụy, Mạnh Đạt hàng Ngụy... trong khoảng thời gian này, không chỉ những người này mà rất nhiều thủ hạ cũng đều rời Lưu Bị mà đi, không phải đầu quân cho Tào Ngụy thì là đầu quân cho Đông Ngô, nếu không phải vì Lưu Bị đã thất bại nửa đời người, tâm lý mạnh mẽ, e là đã đổ bệnh không khỏi, bản thân Lưu Bị, ngay cả sau thất bại trận Di Lăng, ông cũng vẫn còn ở thành Bạch Đế ôm chó con thưởng nhạc, sống thêm gần 1 năm nữa.

Trận chiến thảm hại nhất trong cuộc đời Lưu Bị có thực sự là Trận Di Lăng? Thái độ của Gia Cát Lượng thực ra không hề đơn giản - Ảnh 1.

Nhân vật Lưu Bị trên màn ảnh nhỏ

Thứ hai, Lưu Bị tuy ôm lòng thù hận đi đánh Đông Ngô, hơn nữa, còn vì đánh Ngô mà tập Đông hợp Tây tập hợp 5 vạn người, nhưng vẫn còn hai đội quân, Lưu Bị từ đầu tới cuối không động vào, một là đội quân trấn thủ do Gia Cát Lượng thống lĩnh ở Thành Đô, hai là đội quân do Ngụy Diên thống lĩnh phòng thủ quân Tào ở Hán Trung. Có thể thấy, Lưu Bị đánh Ngô không hoàn toàn là vì Quan Vũ báo thù, mà là vì muốn đoạt lại Kinh Châu, nếu Kinh Châu đoạt lại được rồi, Lưu Bị có lẽ đã không đi đánh Giang Đông mà sẽ ở lại trấn thủ Kinh Châu.

Thứ ba, việc Lưu Bị đánh Ngô, thực ra số người phản đối không nhiều. Vì sao? Chúng ta sẽ chia ra làm các phía để phân tích. Phía thứ nhất là phía phương Bắc, mọi người hầu hết đều là anh em tốt của Quan Vũ, Quan Vũ ngày thường tuy có hơi ngạo mạn, nhưng lại là người hào sảng, nghĩa khí, trọng tình nghĩa, vì vậy, họ đều ủng hộ việc báo thù cho Quan Vũ. Thứ hai là phía Kinh Châu, họ vô cùng hận Tôn Quyền, quê hương tự dưng bị Tôn Quyền chiếm mất, hơn nữa, người nhà, tổ sản của họ đều ở Kinh Châu, họ đều hi vọng Lưu Bị có thể giúp họ lấy lại. Thứ ba là phía Ích Châu, họ quá mong tập đoàn Lưu Bị rời đi sớm, đừng ở đây giành ăn với họ. Vậy mới nói, việc đánh Ngô thực ra là khá được lòng người.

Trận chiến thảm hại nhất trong cuộc đời Lưu Bị có thực sự là Trận Di Lăng? Thái độ của Gia Cát Lượng thực ra không hề đơn giản - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

 

 

Thứ tư, trận Di Lăng tuy thất bại, nhưng Lưu Bị cũng không phải là phí công vô ích. Đại quân của Lưu Bị đã tiến được vào sâu trong biên giới Kinh Châu 500, 600 mét. Còn một điều quan trọng nữa đó là, huyệt địa quan trọng giữa Kinh Châu và Ích Châu là Giang Châu đã được Lưu Bị giành được. Giang Châu chính là thành phố Trùng Khánh ngày nay, nơi có hợp lưu sông Tam Hiệp (hợp lưu này bao gồm 3 khe sông là: Cù Đường hiệp (瞿塘峡), Vu hiệp (巫峡), Tây Lăng hiệp (西陵峡). Chúng là một phần với phong cảnh đẹp và hùng vĩ của sông Dương Tử, được tạo nên bởi sự hợp lưu của hai con sông Dương Tử và Gia Lăng tại Trùng Khánh kéo dài đến thành phố Nghi Xương (宜昌) tỉnh Hồ Bắc, dài tổng cộng 204 km, trong đó ba hiệp này chiếm khoảng 120 km.)

Thứ năm, tổn thất của Lưu Bị trong trận Di Lăng thực ra không quá lớn, Lưu Bị vì trận đánh này hi sinh khoảng 2-3 vạn quân. Nếu Lưu Bị thực sự tổn thất lớn, Triệu Vân đã chẳng thể nào trong lúc đến tiếp ứng thu gom nổi nhiều bại binh như vậy.

Thứ sáu, đối với việc Đông chinh của Lưu Bị, trong sử sách, Gia Cát Lượng thực ra không thể hiện rõ lập trường của mình.

Vậy thì, câu hỏi tới rồi. Gia Cát Lượng có ủng hộ việc Lưu Bị đánh Ngô không? Người viết cho rằng Gia Cát Lượng vừa ủng hộ mà cũng vừa không ủng hộ. Sao lại nói vậy?

Trận chiến thảm hại nhất trong cuộc đời Lưu Bị có thực sự là Trận Di Lăng? Thái độ của Gia Cát Lượng thực ra không hề đơn giản - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

 

 

Gia Cát Lượng trong lòng ủng hộ Lưu Bị đánh Ngô, nguyên nhân là:

Một, Kinh Châu là quê hương thứ hai của Gia Cát Lượng, Kinh Châu có tổ sản và sự nghiệp của Gia Cát Lượng, còn có người nhà, là nơi Gia Cát Lượng ở từ năm 13 tới 27 tuổi.

Hai, trong "Long Trung đối sách" mà Gia Cát Lượng lên kế hoạch cho Lưu Bị có nói đồng thời phải chiếm cả Kinh Châu và Ích Châu, lấy Ích Châu làm bàn đạp để chiếm Hán Trung, uy hiếp Trường An. Lấy Kinh Châu làm bàn đạp chiếm lấy Tương Dương, lấy Tương Dương làm bàn đạp, uy hiếp Lạc Dương. Khi thiên hạ có biến, chẳng hạn như gia tộc Tư Mã ý đoạt lấy chính quyền Tào Ngụy... phái một đại tướng quân xuất kích, bách tính nhất định sẽ nhiệt tình tiếp đón đại quân của Lưu Bị. Nhưng, Kinh Châu mất rồi, vòng tròn Long Trung Đối của Gia Cát Lượng bỗng nhiên mất đi nửa vòng.

Vậy vì sao Gia Cát Lượng không ủng hộ Lưu Bị đánh Ngô một cách rõ ràng?

Bởi lẽ, kẻ địch lớn nhất của chính quyền Thục Hán vẫn là Tào Ngụy, không phải Đông Ngô. Thế lực của Tào Ngụy, ngay cả khi Thục Ngô liên thủ cũng không phải đối thủ, tỏ ra ủng hộ sẽ khiến vị trí của Đông Ngô và Tào Ngụy bị đảo lộn, dễ bị Tào Ngụy uy hiếp. Bản thân Lưu Bị cũng lo Tào Ngụy uy hiếp nên từ đầu tới cuối không hề động tới quân đội ở Hán Trung.

 

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.


1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm