Trận Đối Mã với những mảnh ghép hư vinh
Giải mã “quy tắc ngầm” trong chiến tranh thời Xuân Thu - Chiến Quốc / Cực sốc: Lính Mỹ chạm trán UFO trong Chiến tranh Triều Tiên?
Song, điều đáng chú ý là sau khi nó kết thúc, cả bên thắng lẫn bên thua đều chấp nhận ký vào một bản hòa ước, do Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đảm nhiệm vai trò trung gian.
Cho một lần đầu tiên
"Vận mệnh đế quốc phụ thuộc vào kết cục trận đánh này! Hỡi binh sĩ, hãy tận lực thực thi nhiệm vụ!" - Đô đốc Togo đã truyền lệnh như vậy cho hạm đội hải quân Hoàng gia Nhật Bản dưới quyền mình. Và ông đã đúng. Đó không chỉ là một lời hô hào suông.
Với sự vượt trội toàn diện về các loại tốc độ, các chiến hạm Nhật Bản nhanh chóng "băm nát" hạm đội Nga. Tàu Nhật có thể di chuyển tới 16 hải lý/giờ, tàu Nga chỉ có thể đạt 8 hải lý/giờ (một phần cũng vì còn phải đi cùng các tàu vận tải). Dàn pháo hạm của hải quân Nhật Bản có thể bắn tổng cộng hơn 2000 phát/phút, và lại còn sử dụng loại thuốc đạn tân tiến, có sức công phá mãnh liệt.
Hơn cả, hạm đội Nhật Bản chiến đấu trên "sân nhà". Eo biển Đối Mã chính là nơi họ đã "giăng lưới" sẵn, bởi đó là con đường duy nhất mà hạm đội Thái Bình Dương số 2 (thực chất là hạm đội Baltic tăng cường) của đế quốc Nga sẽ bắt buộc phải đi qua, để về cảng Vladivostock.
Diễn biến trận đánh, bởi vậy, không có gì nhiều để nói. Thế trận một chiều nhanh chóng được hải quân hoàng gia đế quốc Nhật Bản áp đặt, và họ dễ dàng chia cắt, tiêu diệt, bức hàng…hàng loạt tàu Nga. Trong đêm 27/5, hải quân Nhật Bản tấn công suốt 3 giờ, mãnh liệt đến độ có những tàu khu trục của họ đâm thẳng vào đối thủ.
Đô đốc Zinovi Petrovich Rozhdestvenski - người chỉ huy hạm đội Nga - không thể chỉ huy ngay từ đầu trận, do dính mảnh đạn pháo. Chuẩn đô đốc Nebogatov lên thay, và đến 10h30 sáng 28/5, nhận thấy tình hình đã trở nên tuyệt vọng, ông tuyên bố đầu hàng. Đoán rằng mình sẽ bị xử tử khi trở về Nga, ông nói với binh sĩ: "Mạng sống của 2.400 thủy thủ quan trọng hơn mạng sống của một mình tôi".
Quân Nhật chấp nhận đề nghị đầu hàng ấy (của cụm 6 tàu còn nhận lệnh từ Nebogatov), nhưng vẫn tiếp tục truy sát các tàu đơn lẻ còn lại, cho đến khi tất cả bị bắt hoặc đánh chìm, đêm 28/5.
Đó chính là "thắng lợi quyết định và toàn diện nhất trong lịch sử thủy quân", theo giới nghiên cứu. Đó cũng chính là trận hải chiến đầu tiên mà kết quả được quyết định bởi một hạm đội tàu thép hiện đại, cũng như trận hải chiến đầu tiên đánh dấu tầm quan trọng vô song của điện đài (radio).
Dĩ nhiên, đó còn là chiến thắng lớn đầu tiên của một hạm đội hải quân châu Á, trước một hạm đội cường quốc châu Âu. Kết quả của nó, ngoài việc Nga coi như mất trắng Hạm đội Thái Bình Dương 2, còn là việc bắt buộc phải từ bỏ cảng Lữ Thuận cũng như các phần lãnh địa ở Triều Tiên và Mãn Châu.
Và bởi vậy, nước Nga Sa hoàng lún sâu hơn vào khủng hoảng, khi những ngọn lửa cách mạng dân chủ tư sản bắt đầu bùng lên ở khá nhiều thành phố lớn. Trong khi đó, ngược lại, hải quân Nhật Bản - một trong sáu lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới vào thời điểm đó - trở thành bá chủ trên suốt một dải Viễn Đông - Tây Thái Bình Dương,. Lệnh xuất chiến của Đô đốc Togo, ở một khía cạnh nào đó, đã trở thành một lời tiên đoán.
Mặt tối của hào quang
Cả châu Á phấn khích với chiến thắng Đối Mã này, và huyền thoại "bất khả chiến bại" của chủng tộc da trắng xem như đã bị phá hủy. Nhưng cũng từ đó, bên cạnh lòng tự tin, tinh thần dân tộc cực đoan cũng bắt đầu nhen nhóm, mở đường cho chủ nghĩa quân phiệt.
Nói cách khác, đây có lẽ là điểm khởi nguồn của chủ thuyết Đại Đông Á sau này, cũng là bước ngoặt trong nhãn quan chính trị chung của nước Nhật Bản. Họ dễ dàng lựa chọn các biện pháp quân sự hơn, và cứ thế, họ dấn thân vào Đại chiến thế giới lần thứ hai, để rồi phải nhận hai quả bom nguyên tử mang tính hủy diệt.
Chiến thắng Đối Mã, dù thế nào, cũng không làm thay đổi quá nhiều cán cân về tiềm lực giữa Nga với Nhật Bản. Và ở một khía cạnh khác, nó che lấp thực tế là ở những cuộc đụng độ trên lục địa, khả năng huy động lực lượng của Nga vẫn hoàn toàn áp đảo, trong cả cuộc chiến tranh Nga - Nhật ấy.
Trước giờ xuất chiến. |
Xung đột giữa hai đế quốc hàng đầu Viễn Đông này, khi Trung Quốc của nhà Mãn Thanh đã bị xem là "Đông Á bệnh phu" (con bệnh ở Đông Á), là tất yếu, khi cả hai đều muốn chiếm lĩnh những cảng biển yết hầu. Nhật Bản đã làm điều đó tốt hơn, đánh phủ đầu chiếm tiên cơ thành công với những cuộc tập kích liên tiếp vào cảng Lữ Thuận (Trung Quốc), rồi tiến chiếm Incheon (Hàn Quốc), năm 1904.
Mọi chuyện còn tồi tệ hơn nữa, bởi nếu Nga bắt tay với Pháp và Đức, thì hải quân Anh - bá chủ mặt biển thế giới lúc đó - lại là đồng minh của Nhật Bản. Anh không cho thuyền chiến Nga đi qua kênh đào Suez do mình kiểm soát. Anh cũng dọa nếu Nhật Bản gặp phải hai đối thủ cùng lúc, họ sẽ vào cuộc. Do đó, Pháp và Đức chỉ có thể khoanh tay.
Còn Nga, khi tuyến hải hành men Bắc Băng Dương thường xuyên bị đóng băng, họ chẳng còn lựa chọn nào ngoài chấp nhận việc phải di chuyển xa gấp bội (nghĩa là chi phí tăng gấp bội, và mệt mỏi nhiều gấp bội) để đến được Viễn Đông.
Vấn đề là, đáng lẽ diễn biến sau đó đã không thuận lợi đến vậy đối với quân Nhật Bản. Tư lệnh Kuropotkin của Nga, noi gương Nguyên soái Kutuzov thời chống Napoleon, đã có kế hoạch rút quân sâu vào nội địa lãnh thổ Mãn Châu, chờ đợi quân tăng viện, rồi tập trung toàn lực phản kích. Đó là một kế hoạch sáng suốt, có thể khiến Nhật Bản tiến thoái lưỡng nan, hoặc chỉ có thể loanh quanh trong thế thụ động quanh các cảng đã chiếm được.
Song, triều đình Nga hoàng không chấp thuận kế hoạch đó. Kuropotkin được lệnh phải tấn công ngay, và kết quả là tuyến quân Nga phòng thủ dọc sông Áp Lục phải hứng chịu những thất bại nặng nề. Thừa thế, Nhật huy động thêm hai quân đoàn, bao vây cảng Lữ Thuận.
Song, vây hãm và công kích từ mùa hạ đến mùa đông năm 1904, quân Nhật cũng vẫn không đạt được mục đích. Quân Nga chỉ đầu hàng vào đầu năm 1905. Chiến thắng này khiến hải quân Nga không còn chỗ trú chân nào trên dọc bờ biển Đông Bắc Á. Họ bắt buộc phải đưa chiến thuyền đi vòng theo những hải trình rất xa và đầy mệt mỏi.
Kuropotkin, để mất thế chủ động bởi bị bắt phải ra quân ở Áp Lục, không thể gượng lại được. Mặc dù sau đó quân đội dưới quyền ông vẫn chiến đấu dữ dội và ngang ngửa với quân Nhật ở nội địa Mãn Châu, đúng như tính toán, họ vẫn thiếu hụt một chút tiềm lực quyết định để lật ngược thế cờ.
Hỏa lực hải quân Nhật Bản. |
Sự suy giảm tinh thần chiến đấu, cộng thêm những bất ổn trong lòng nước Nga đã làm mọi điều cần thiết còn lại, để dọn sẵn cho hải quân Nhật Bản một chiến thắng long trời lở đất.
Nhưng, như đánh giá của Geoffrey Parker - tác giả cuốn Lịch sử chiến tranh: "Chiến thắng trong cả cuộc chiến tranh Nga - Nhật này trả giá bằng những thiệt hại nặng nề cả về người và của, khiến nước Nhật đã đứng bên bờ vực sụp đổ tài chính".
Đó là điều đáng lẽ phải được suy xét kỹ lưỡng. Song, trong hư vinh của Đối Mã, không còn ai tại triều đình Nhật Bản có ý định rút ra bài học nghiêm túc nào, từ quá trình đối đầu với một địch thủ vượt trội hẳn về tiềm lực mọi mặt.
40 năm sau, đánh tan đội quân Quan Đông, Hồng quân Liên Xô có một cuộc báo thù ngọt ngào. Nhưng trước đó, mặt trận Thái Bình Dương đối chiến với quân đội Mỹ cũng đã lại là những bài học xương máu, những sự trả giá khá đắt cho tinh thần dân tộc cực đoan trỗi dậy từ Đối Mã của Nhật Bản rồi.
* Trong trận Đối Mã, hạm đội Nga thiệt mạng 4.380 người, bị bắt sống 5917 người, mất tất cả 8 thiết giáp hạm lẫn 3 tàu chiến nhỏ. Trong 8 tuần dương hạm tham gia, Nga mất 4 chiếc, 3 chiếc phải chạy đến tận Phillipines, duy nhất 1 chiếc về được Vladivostock. Trong số 9 khu trục hạm, Nga mất 6 chiếc, 1 chiếc chạy sang Trung Quốc, 2 chiếc thoát về được Vladivostock. * Một chi tiết thú vị: Khi chuẩn đô đốc Nebogatov hạ lệnh treo cờ trắng, hải quân Nhật Bản vẫn tiếp tục bắn, bởi họ không hề có khái niệm gì về tín hiệu đầu hàng này. Chỉ đến khi các tàu Nga tắt hết động cơ và treo cờ Nhật Bản, mọi chuyện mới dừng lại. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Bản đồ trận Đối Mã (Tsushima).