Trong 'Tây Du Ký', lai lịch của Tôn Ngộ Không như thế nào? Phật Tổ Như Lai biết rất rõ ràng
Hỏa Diệm Sơn trong Tây Du Ký có thực ngoài đời: Cháy âm ỉ suốt 100 năm, có tượng của Đường Tăng / Pháp bảo mạnh nhất Tây Du Ký: Triệu khán giả đều không thể ngờ là vật đơn giản này!
Trong tác phẩm “Tây Du Ký”, khi đề cập lần đầu tiên đến thân thế của Mỹ Hẫu Vương cho biết Tôn Ngộ Không được sinh ra trong một khối đá hội tụ linh khí của trời đất và tinh hoa của nhật nguyệt. Đồng thời khối đá này có ngay sau khi bàn cổ khai thiên tích địa đã tồn tại. Nói cách khác nguyên thần của Tôn Ngộ Không được sinh ra từ hỗn độn vũ trụ cho nên nhân vật này cũng là một tiên thiên thánh nhân bất tử bất diệt.
Tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không trong “Tây Du Ký” phiên bản 1986.Trong hồi thứ 7 của “Tây Du Ký” đã nói Tôn Ngộ Không cũng là một thần tiên cấp bậc hỗn nguyên Đại La Kim Tiên. Cấp bậc của Tôn Ngộ Không cũng tương đương với Thông Thiên Giáo Chủ.
Tác giả Ngô Thừa Ân có viết về kiếp nạn phân biệt thật giả giữa Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu. Như Lai Phật Tổ đã nói: “Bên trong Chu Thiên có Ngũ tiên đó chính là Thiên tiên, Địa tiên, Thần tiên, Nhân tiên, Quỷ tiên. Bên cạnh đó còn có năm loại chung, đó là lão, vẩy, long, chim và côn. Song, con yêu hầu này lại không thuộc về năm bậc tiên cũng không thuộc về năm loại chung, cho nên gọi chúng là Tứ Hầu hỗn thế”. Tứ Hầu hỗn thế gồm Tôn Ngộ Không, Lục Nhĩ Di Hầu, Xích Khao Mã Hầu và đứng thứ nhất là Thông Bích Viên Hầu.
Tôn Ngộ Không chính là Linh Minh Thạch Hầu, người sinh cuối cùng trong Tứ Hầu Hỗn Thế, thông biến hóa, biết thiên thời, hiểu địa lợi, di tinh hoán đẩu. Nhưng kỳ thực Tôn Ngộ Không lại yếu nhất trong nhóm Tứ Hầu hỗn thế, vì cơ duyên may mắn được bái làm đồ đệ của Bồ Đề Tổ Sư nên học được 72 phép biến hóa, ngẫu nhiên luyện được thân thể Kim cang bất hoại nhờ ăn trộm quá nhiều tiên đan của Lão Quân.
Về Tôn Ngộ Không, Ngô Thừa Ân lại miêu tả ngoại hình với tóc vàng kim cô, kim tinh hỏa nhãn, răng nanh lồi ra phía ngoài. Bôn ba lặn lội từ Hoa quả sơn đến tận Tây Ngưu Hạ Châu gặp được Bồ Đề Tổ sư học đạo và được đặt tên “Ngộ Không”. Tuy Tổ sư là chân tiên của Đạo gia, nhưng lại đặt Thạch Hầu tên thuộc về Phật gia, cũng ám chỉ rằng Thạch Hầu cuối cùng rồi sẽ đắc chính quả tại Phật gia. Quả thực sau này Ngộ Không đã vượt qua 81 nạn đắc được quả vị “Đấu Chiến Thắng Phật”.
Khác với những người trong Tứ Hầu hỗn thế, điểm sáng trong tính cách của Tôn Ngộ Không chính là sự hướng thiện, biết học hỏi từ những sai lầm và liên tục sửa chữa những khuyết điểm của mình để trở nên hoàn thiện hơn. Từ một kẻ ngông cuồng đến lúc đắc đạo thành Đấu Chiến Thắng Phật là cả một quá trình dài, nên không sai khi nói sự phát triển tính cách, nội tâm của Tôn Ngộ Không cũng là khía cạnh đáng để suy nghĩ khi thưởng thức tác phẩm "Tây Du Ký".
Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'