Trường cung: Vũ khí uy lực bậc nhất của quân Anh thời Trung Cổ
Hoàng đế nhà Minh: Xuất thân ăn mày tới bạo quân, mê đắm kĩ nữ / Tào Tháo "đánh trống kêu oan": Những quân sư bậc thầy
Danh tiếng của quân Anh trên các mặt trận Trung Cổ không thể có nếu thiếu trường cung.
Gốc tích của lính trường cung Anh
Khả năng chiến đấu của cung thủ trường cung Anh phát triển mạnh mẽ sau thế kỷ 14, nhưng gốc gác của họ lâu đời hơn nhất nhiều. Quay trở lại cuối thế kỷ 11, khi người Anglo-Norman chinh phạt đến xứ Wales, quân Wales đã phòng thủ rất tốt bằng cung trước những kẻ thù bọc thép.
Thú vị là, sự nhạy bén về chiến thuật của dân bản xứ đã truyền cảm hứng cho quân đội Norman. Cây cung lập tức được nâng tầm lên vũ khí được ưa chuộng sau cuộc xâm lược Anh của người Norman.
Giờ đây, những chủ nhân mới của nước Anh tin vào tính hiệu quả cực cao của trường cung trong tay các cung thủ chuyên biệt và dùng nó để bảo vệ miền Bắc khỏi sự xâm lấn của dân Scotland. Người xứ Wales, thậm chí người Pháp cũng được trọng dụng trong hàng ngũ quân đội Anh.
Thiết kế trường cung
Trường cung không phải loại cung duy nhất được sử dụng trong quân đội Anh sau thế kỷ 14. Hầu hết cung thủ dùng cung cá nhân để săn bắn và thi thoảng luyện tập. Khi tham chiến họ sẽ được cấp một cây cung mới hơn. Loại này ít hay nhiều thì cũng có tiêu chuẩn, giúp cho việc quản lý sản xuất quy mô lớn dễ dàng hơn.
Cần biết, trường cung không hẳn là vũ khí bắn hiệu quả nhất thời bấy giờ. Nhưng, thiết kế gây khó khăn khi sử dụng thực tế đem lại lợi ích khác như rẻ tiền và đơn giản hơn so với nỏ. Thêm nữa, một cung thủ dày dạn nếu cầm trường cung hoàn toàn có thể bắn ra mũi tên xuyên thủng giáp sắt từ một khoảng cách đáng kể.
Không giống cung bằng vật liệu tổng hợp, cung dài dùng cho chiến tranh thường được chế tạo từ một thanh gỗ duy nhất. Loại gỗ được ưu tiên sử dụng là thủy tùng, nhưng theo sự thay đổi của mùa có thể dùng gỗ tần bì hay gỗ du.
Việc sản xuất trường cung hàng loạt được quy định khá công bằng bởi nhà nước, với các đồn điền trồng cây chuyên dụng. Có những lúc, nước Anh phải nhập khẩu cung mới từ các vương quốc ở châu Âu lục địa. Dù nhập hay tự làm, các cánh cung đều được đánh giá và phân loại chất lượng bởi những quan chức đặc phái.
Một cây cung cao cấp nhất hoàn toàn có thể được làm xong trong 2 giờ, thúc đẩy một tỷ lệ sản xuất ấn tượng. Trường cung hoàn thiện dài gần 1,9 m, nhưng cũng phát hiện được các mẫu cung dài trên 2,1 m ở xác tàu chiến từ thế kỷ 16 Mary Rose.
Để tối ưu hình dáng, cánh trường cung được căng thành hình chữ D. Kiểu thiết kế này đòi hỏi lực kéo cung khoảng 356 – 534 Newton. Nhưng một số cung có lực kéo cần thiết lên tới 823 Newton cũng đã được dùng để tham chiến – tương đương phải kéo 76 cm dây cung.
Không có tài liệu Trung Cổ nào đưa ra chính xác tầm bắn của trường cung. Các bản mô phỏng hiện đại (kể cả mẫu trên tàu Mary Rose) cho thấy, trường cung hiệu quả trong khoảng 250 – 330 m. Yếu tố lực bắn và tầm bắn kết hợp lại giúp mũi tên từ trường cung xuyên thủng giáp mỏng, thậm chí gây vết thương nhẹ cho các kỵ sỹ áo giáp hạng nặng.
Trang bị của lính trường cung
Trái ngược với hình ảnh nghèo nàn của các cung thủ châu Âu buổi đầu Trung Cổ, lính trường cung được trang bị áo giáp, phụ kiện bởi lãnh chúa hay vua của mình. Theo một tài liệu năm 1480, một cung thủ Anh điển hình được bảo vệ bằng "brigandine" – một loại giáp bằng vải hoặc da, được gia cố bằng các miếng thép nhỏ gắn trên vải.
Anh ta cũng đươc cấp một đôi nẹp bảo vệ vệ tay, 1 mũ "sallet" bảo vệ đầu, 1 "standart" để bảo vệ cổ, 1 bộ "jaket" (vốn là một kiểu đồng phục), các miếng bảo vệ khớp và 1 bó tên. Có lẽ, phần lớn các trang bị này được cất giữ trong kho và chỉ được phân phát bởi các chỉ huy cấp cao trong thời chiến.
Không được huấn luyện
Ngạc nhiên thay, không có một chương trình huấn luyện cụ thể nào về chiến thuật hay chuẩn bị chiến tranh cho cung thủ trường cung Anh. Nhưng đây vẫn là binh lực mạnh mẽ, đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ 14. Câu trả lời nằm ở cấp độ kỹ năng của họ, thay vì năng lực thể chất.
Hầu hết các kỹ năng được truyền lại qua nhiều thế hệ. Phần lớn các cung thủ không được huấn luyện đặc biệt cho tình huống chiến đấu, thế nên họ luyện tập bằng các trò giải trí và săn bắn hàng ngày.
Thực tế, một số quân vương Anh dựa vào "tính độc quyền" này để giúp quân đội vượt trội so với lực lượng các nước châu Âu cùng thời – thường dùng nỏ. Mọi người được khuyến khích tập luyện bắn cung.
Những chiến thắng áp đảo
Khi Anh dấn chân vào Chiến tranh Trăm Năm, họ đã chứng minh được sự vượt trội về chiến thuật, địa hình và kỷ luật của các cung thủ so với lính vũ trang hạng nặng. Đây là yếu tố vô cùng hiếm thấy trong suốt những thập niên đầu thế kỷ 15.
Nói về quân lực, trong trận Agincourt năm 1415, chỉ khoảng 6000 – 9000 lính Anh (với 5/6 trong số đó là cung thủ) đối đầu với 20.000 – 30.000 quân Pháp (trong đó có khoảng 10.000 hiệp sĩ và kỵ binh hạng nặng).
Về vị trí chiến thuật, quân Anh được chỉ huy bởi Vua Henry V dừng chân ở một cánh đồng lầy lội, bên sườn được bao phủ bởi rừng cây rậm rạp. Phía trước đội cung thủ được bảo vệ bởi các hàng rào gỗ nhọn nhằm nản lòng đội kỵ binh.
Địa hình biến thành trở ngại lớn nhất bới lính hạng nặng Pháp. Trớ trêu thay, sức nặng của áp giáo đồng thời biến thành bất lợi lớn nhất của họ. Hàng loạt binh lính chật vật và ngã dúi dụi trên nền đất sình lầy, sũng nước. Khi họ đến được chỗ quân Anh, cũng hoàn toàn kiệt sức, vũ khí hạng nặng trở nên vô dụng.
Đó là lúc cung thủ trường cung giáng đòn mạnh mẽ vào đoàn quân rệu rã. Người Pháp thất bại cay đắng với khoảng 7.000 – 10.000 lính thiệt mạng, trong đó có khoảng hơn một ngàn đại quý tộc. Số lượng bị bắt làm tù binh còn nhiều hơn thế nữa, trong khi tổn thất của người Anh chỉ là 400 binh lực.
Một thời huy hoàng, nhưng đến giữa thế kỷ 15, lính trường cung Anh không được coi là nguy hiểm như cách đó vài thập kỷ nữa. Trường cung vẫn được dùng nhiều cho đến thế kỷ 16. Sau thế kỷ 17, nó không còn là mối quan tâm mang tính quân sự nghiêm túc nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm