Từ Hi phong cho cha của Phổ Nghi làm nhiếp chính vương, vì sao khi nhà Thanh sụp đổ lại không làm gì?
Ảnh cũ nhà Thanh: Uyển Dung diện đồ dạo phố tạo dáng chụp hình, phu kéo xe làm hành động khiến ai cũng cười theo / Đi lặn biển sâu, người đàn ông phát hiện 'kho báu' hàng nghìn năm tuổi khiến chuyên gia ngỡ ngàng
Cha của hoàng đế Phổ Nghi chính là Ái Tân Giác La Tải Phong (1883 – 1951), thường được gọi là Hòa Thạc Thuần Thân vương. Trong lịch sử Trung Quốc, ông được biết đến với tư cách là vị Nhiếp Chính vương thứ hai và cuối cùng của triều đại nhà Thanh (trước đó có Đa Nhĩ Cổn).
Nhiếp Chính vương Tải Phong là con trai thứ 5 của Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn. Ông cũng là em trai của Quang Tự Đế, vị hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh.
Tải Phong có 4 người anh trai. Ngoại trừ Tải Điềm (tức Quang Tự Đế) lên ngôi hoàng đế, ba người anh còn lại đều chết yểu. Do đó, Tải Phong trở thành người thừa kế duy nhất của Thuần Hiền Thân vương.
Đến năm Quang Tự thứ 34 (1908), ngày 14/11, Quang Tự Đế băng hà. Từ Hi Thái hậu ban chỉ dụ lập con trưởng của Thuần Thân Vương Tải Phong là Phổ Nghi lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Tuyên Thống. Đồng thời, vị thái hậu quyền lực này mệnh cho Tải Phong làm Nhiếp Chính vương, có toàn quyền quản lý triều chính cùng với Long Dụ Thái hậu. Sau khi sắp xếp xong, đến ngày hôm sau (15/11/1908), Từ Hi Thái hậu băng hà.
Nhiếp Chính vương cuối cùng của nhà Thanh: “Chiêu bài” của Từ Hi Thái hậu?
Từ Hi Thái hậu chọn Phổ Nghi làm hoàng đế nên Tải Phong miễn cưỡng trở thành Nhiếp Chính vương Giám quốc. Sở dĩ Từ Hi chọn Tải Phong đảm nhận chức vụ quan trọng này vì cho rằng ông là một người biết nghe lời. Tuy nhiên, điều vị thái hậu nổi tiếng này không ngờ tới là chỉ một ngày sau khi bổ nhiệm Tải Phong thì bà qua đời.
Tuy nhiên, trước khi qua đời, Từ Hi Thái hậu lại bất ngờ để lại một ý chỉ khác. Cụ thể, về sau hễ quân quốc chín sự thì đều do Nhiếp Chính vương quyết định. Nhưng nếu có sự kiện trọng đại thì cần thiết thỉnh Hoàng thái hậu (tức Long Dụ Thái hậu) ý chỉ. Điều này có nghĩa là Từ Hi Thái hậu không thực sự giao toàn bộ quyền lực cho Nhiếp Chính vương.
Đến ngày 10/10/1911, cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ, đánh dấu sự bắt đầu của Cách mạng Tân Hợi nhằm lật đổ nhà Thanh. Lúc bấy giờ, trong cơn tuyệt vọng, triều đình nhà Thanh buộc phải triệu hồi Viên Thế Khải đang dưỡng bệnh về làm Tổng đốc Lưỡng Hồ để đàn áp cách mạng. Ngày 16/11 cùng năm, Viên Thế Khải ép triều đình phải phong cho ông ta làm Tổng lý Nội các.
Sau cùng, do thiếu kinh nghiệm chính trị và sự quyết đoán, đến ngày 6/12/1911, Nhiếp Chính vương Tải Phong từ chức. Ông trở về phủ Thuần Thân vương và quyền nhiếp chính lúc bấy giờ rơi vào tay Long Dụ Thái hậu.
Sau khi từ chức Nhiếp Chính vương, Tải Phong không hề cảm thấy đau buồn. Ngược lại, khi trở về phủ vào cùng ngày hôm đó, ông đã nói rằng: “Hôm nay tôi đã trở về nhà và cuối cùng có thể ôm các con”.
Từ chi tiết này có thể thấy, Tải Phong cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản sau khi từ chức Nhiếp Chính vương. Trên thực tế, vị Nhiếp Chính vương này vốn chỉ là một “con tốt” của Từ Hi Thái hậu, bất lực trong vai trò giám quốc. Ngay cả khi còn đang đảm nhận chức vụ dưới một người, trên vạn người, Tải Phong đã không thể làm gì được khi triều đình nhà Thanh đi nhanh tới sự suy vong. Do đó,sau khi vương triều này sụp đổ vào năm 1912, ông cũng bất lực, không thể làm gì mạo hiểm để thay đổi cục diện.
Thực tế Tải Phong là một người thông minh. Ông có thể nhìn thấy rõ ràng xu hướng của thời đại. Tuy nhiên, do không có thực quyền và sự suy vong của triều đại nhà Thanh thực sự không thể cứu vãn nổi, nên ông không thể làm gì khác.
Ngày 12/2/1912, thay mặt hoàng đế Phổ Nghi, Long Dụ Thái hậu đã ký Thanh đế thoái vị chiếu thư. Về cơ bản, chiếu thư này đã chấm dứt triều đại nhà Thanh, đồng thời đặt dấu chấm hết cho chế độ quân chủ trong lịch sử phong kiến ở Trung Quốc.
Sau chiếu thư này, Phổ Nghi vẫn được giữ lại tước vị hoàng đế của vương triều chỉ còn lại hư danh trong Tử Cấm Thành. Vị hoàng đế cuối cùng của triều nhà Thanh vẫn được đối xử như “thiên tử” và có quyền điều hành triều đình riêng của mình.
Kết cục bất ngờ của Nhiếp Chính vương cuối cùng của nhà Thanh
Sau khi Long Dụ Thái hậu băng hà vào năm 1913, Thuần Thân Vương Tải Phong vẫn tham gia quản lý “triều đình nhỏ” của Phổ Nghi cho đến khi vị hoàng đế này bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành vào năm 1924. Vị thân vương này sống ở Bắc phủ tại Bắc Kinh và dành phần lớn thời gian để đọc tân thư, đặc biệt là sách lịch sử và báo chí mới xuất bản.
Năm 1933, Tải Phong bày tỏ lập trường không ủng hộ việc thành lập nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc, đồng thời cố ngăn cản con trai Phổ Nghi nhưng không thành. Đến ngày 1/3/1933, Phổ Nghi lên là hoàng đế của Mãn Châu Quốc, lấy niên hiệu là Đại Đồng. Năm 1934, vị hoàng đế này cải niên hiệu thành Khang Đức.
Trong khi Phổ Nghi làm hoàng đế của Mãn Châu Quốc, Thuần Thân Vương Tải Phong đã ba lần đến thăm con trai, nhưng ông luôn từ chối làm việc cho nhà nước này.
Sau này, ông đã bán Bắc phủ để cho chính phủ Trung Quốc khắc phục những khó khăn về mặt tài chính. Ngoài ra, năm 1950, ông cũng bán cả thư viện, bộ sưu tập nghệ thuật cho ĐH Bắc Kinh và tham cứu trợ cho các nạn nhân trong trận lụt ở sông Hoài Hà.
Vị Nhiếp Chính vương cuối cùng của triều đại nhà Thanh mất vào ngày 3/2/1951 tại Bắc Kinh, thọ 67 tuổi. Sau khi ông qua đời, nhiều con cháu của ông đổi sang họ Kim và tiếp tục sinh sống ở Bắc Kinh.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái