“Bọ”, “tía”, "u", "bầm"... là cách xưng hô giữa con cái với bố mẹ tại một số địa phương ở Việt Nam. Từ mẹ bắt nguồn từ tiếng Pháp, âm “mère” trong tiếng Pháp, dùng để chỉ người phụ nữ có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta.
'Rợn người' với tục phơi thây người chết trong lồng tre trên đảo Bali /
Điều ít biết về 2 nhà bác học nước Việt nổi tiếng thời phong kiến
Theo sách “Đất lề quê thói”, “tía” là cách những người con của một số vùng ở Tây Nam Bộ gọi bố mình. Ngoài từ “tía”, họ còn dùng từ “cha”. Đây là hai từ biến âm từ tiếng Hán, được dùng quen thuộc trong cách xưng hô của con cái như là “cha mẹ”, “tía má”.
“Thầy u” hay “cậu mợ” là những cách xưng hô giữa con cái với bố mẹ của người Bắc Bộ và một số vùng ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Theo sách “Đất lề quê thói”, khi xưa, con nhà có học, thi đỗ, làm quan đều gọi cha bằng “thầy” nhằm nhấn mạnh không chỉ có công sinh thành mà người đàn ông ấy còn có công dạy dỗ.
Người dân các tỉnh Bình Trị Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) gọi mẹ đẻ là “mạ” còn bà là “mệ”. Ngoài ra, từ “mệ” cũng được người dân vùng này dùng để gọi cho những người phụ nữ cao niên khác.
Thời phong kiến, các gia đình quý tộc thường dùng từ “mẫu thân” để chỉ người mẹ đẻ, gia đình thường dân lại dùng từ “bu”. Đến tận bây giờ, từ bu vẫn được dùng ở một số địa phương ở Đồng bằng sông Hồng (Thái Bình), hoặc chuyển sang từ có âm tương tự như “bầm” (ở Bắc Ninh), “u” (ở Hà Nam).
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, từ mẹ có nguồn gốc từ âm “mère” trong tiếng Pháp, dùng để chỉ người phụ nữ có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta. Tại nhiều ngôn ngữ trên thế giới, từ để gọi mẹ đều bắt đầu bằng âm m như mère, maman (tiếng Pháp), mother, mom (tiếng Anh)… Theo các nhà ngôn ngữ học, âm “m”, “b” là âm môi, dễ đọc, dễ nhớ, chỉ cần mở môi là phát âm được. Đối với trẻ em, âm “m” rất dễ khi mới tập nói. Do đó, các từ để gọi những người thân, gần gũi với mỗi người như “bà”, “bố”, và “mẹ” đều bắt đầu bằng hai âm này.
Theo Zing