Vẻ đẹp ấn tượng của 5 loài vật có thân hình trong suốt ít ai tin chúng tồn tại
Phát hiện hài cốt động vật có vú 'lai' hà mã, thằn lằn, rùa và khủng long / Vì sao động vật hoang dã không ăn muối mà vẫn sống bình thường, nhưng con người thì không?
1. Bướm thủy tinh
Bướm thủy tinh (Glasswing Butterfly), tên khoa học là Greta oto, có một đuôi cánh trong suốt, thay vì rực rỡ như những loài bướm khác. Chúng sống phân bổ ở các vùng Trung và Bắc của Nam Mỹ. Chúng thường hút mật của nhiều loài hoa khác nhau trong các rừng nhiệt đới và đẻ trứng trên loài cây ớt mả thuộc chi "Cestrum".
Bướm thủy tinh có đôi cánh trong suốt do cấu trúc trên bề mặt cánh. (Ảnh: Nature)
Các nhà khoa học của đại học California đã tìm nguyên nhân giúp bướm thủy tinh có đôi cánh trong suốt. Đó chính là nhờ cấu trúc bề mặt cánh của chúng. Cánh của bướm thủy tinh có cấu trúc nano ngẫu nhiên, sắp xếp không theo một trật tự nhất định. Vì vậy khi ánh sáng Mặt trời chiếu tới, phần lớn các tia sáng sẽ lọt qua cấu trúc nói trên, dẫn tới hiện tượng cánh bướm tàng hình. Bướm thủy tinh có thể sống sót trong tự nhiên là nhờ đôi cánh trong suốt này giúp không bị kẻ thù nhìn thấy và săn đuổi.
2. Cá thủy tinh
Cá thủy tinh (Kryptopterus bicirrhis), hay còn gọi là cá rồng thủy tinh, cá ma Ấn Độ. Chúng ban đầu thường được tìm thấy trong các hồ nước ở Thái Lan. Loài cá này sinh sống tại các con sông nước đục, chảy chậm hoặc nước lặng. Chúng thích nghi với môi trường có nhiệt độ khoảng 21-26 °C. Cá thủy tinh là một loài săn mồi ban ngày, chủ yếu ăn bọ nước và thỉnh thoảng là cá nhỏ hơn.
Khi ánh sáng chiếu vào cơ thể cá thủy tinh, chúng có màu ánh kim. (Ảnh: Nature)
Cá thủy tinh được đánh giá là một trong những loài cá kỳ lạ nhất trên thế giới. Chúng có thân mình trong suốt, do cơ thể có sắc tố thấp nên chúng ta có thể nhìn rõ các bộ phận của nó. Khi ánh sáng chiếu vào cơ thể, chúng sẽ có màu ánh kim, sau khi chết có màu ánh sữa. Cá thủy tinh trưởng thành có thể dài 8 cm.
3. Salps
Thoạt nhìn, Salps trông như miếng thạch dài vì cơ thể trong suốt. Theo The Guardian, Salps thường sống ở các vùng biển lạnh. Salp là động vật biển có bao nổi có hình dạng trống dài khoảng 10 cm. Salp di chuyển bằng cách bơm nước qua cơ thể. Trong quá trình bơm nước qua cơ thể, Salp ăn thực vật phù du trong nước.
Salps khi sống tập trung sẽ tạo thành một nhóm cùng di chuyển, cùng ăn và phát triển. (Ảnh: Nature)
Salps có cách sinh sống khá kỳ lạ, tùy từng chu kỳ mà chúng sống đơn lẻ hay tập thể. Nếu sống theo nhóm, Salps sẽ liên kết cơ thể của chúng thành một chuỗi lớn và cùng di chuyển, cùng ăn và phát triển.
Không nhiều người biết đến sự tồn tại của chúng nhưng Salps đang giúp chúng ta chống lại biến đổi khí hậu. Salps di chuyển quanh mặt biển vào ban đêm, tiêu hóa thực vật phù du và thải ra những cục phân giàu carbon xuống đáy đại dương. Việc làm này đã giúp cho carbon bị "nhốt" lại và không gây hại, đồng thời có tác dụng cân bằng các nguồn CO2.
4. Ếch thủy tinh
Vào tháng 5 năm 2017, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một loài ếch thủy tinh mới có tên là Hyalinobatrachium yaku ở Amazon. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí ZooKeys.
Ếch thủy tinh có phần da bụng trong suốt nhìn rõ bộ phận bên trong. (Ảnh: Nature)
Loài ếch mới có phần da dưới bụng trong suốt khiến cho nhiều cơ quan nội tạng của chúng có thể dễ dàng nhìn thấy từ bên ngoài. Không chỉ có tác dụng ngụy trang, làn da trong suốt của ếch thủy tinh còn làm được nhiều việc khác, chẳng hạn như thở để hấp thụ nước.
Ếch thủy tinh có chiều dài khoảng 21 mm, trong đó phần đầu chiếm 37%. Khi trưởng thành, chúng có màu xanh lục hoặc xanh hơi vàng với các đốm màu vàng. Phần lưng của chúng hiện rõ vô số chấm nhỏ màu xanh đậm. Đây là đặc điểm hiếm có của loài ếch này.
5. Bọ rùa vàng
Bọ rùa vàng có tên khoa học là Charidotella sexpunctata, thuộc họ Bọ ánh kim. Bọ rùa vàng là giống côn trùng phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ. Chúng có kích cỡ rất nhỏ, chỉ từ 5 đến 7mm. Chúng thường lột da để gia tăng kích thước.
Bọ rùa vàng có lớp vỏ cánh trong suốt nhìn rất đẹp mắt. (Ảnh: Nature)
Bọ rùa vàng có khả năng biến đổi hình dạng tùy vào môi trường bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể. Chúng có thể thay đổi màu sắc từ vàng sang đỏ với các chấm đen. Khi bọ rùa vàng bị cô lập khỏi môi trường sống tự nhiên, chúng nhanh chóng mất đi màu sắc vốn có và chuyển sang màu nâu bùn.
Sở dĩ, bọ rùa vàng làm được như vậy là bởi vỏ của nó được phủ một lớp chất lỏng tạo thành từ những giọt sương trên lá. Lớp chất lỏng này khiến mắt con người khi nhìn vào có cảm giác là màu vàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…