Vẻ đẹp của cổ trấn bị thời gian "bỏ quên": Nơi giải tỏa cho những người mệt mỏi
Những kho báu mất tích bí ẩn / Nữ vương có ánh nhìn “sắc đào mùa xuân”
"Những ngôi nhà nửa gỗ, vị trí biệt lập nằm sâu trong một khu vực có rừng ở phía Đôngnước Đức. Những đỉnh núi đá nhấp nhô bao bọc một bên là thị trấn và một bên là sông Elbe chảy xiết. Bước đến nơi đây, bạn sẽ có cảm giác mình lạc về thế kỷ 19. Thế kỷ của những câu chuyện cổ tích, như trong 'Anh em nhà Grimm'.
Các ngôi nhà cổ có từ khoảng 200 năm trước, thức ăn và bia được chế biến bằng những đồ dùng, kỹ thuật cũ kỹ. Và tôi phải chạy ngược chạy xuôi trên một con phố (dĩ nhiên là lát đá cuội) của thị trấn để tìm một tín hiệu wi-fi".
Đó là cảm nhận đầu tiên của phóng viên đài BBC David Perry khi anh lần đầu đặt chân đến cổ trấn Schmilka xinh đẹp của nước Đức.
Andrea Bigge, một nhà sử học nghệ thuật địa phương cho biết:“Schmilka từng là một ngôi làng nghỉ dưỡng cách đây 200 năm. Giờ đây, nó như sống lại thời gian ấy".
"Ở đây, bạn không có khái niệm về thời gian, không cần lịch trình, không cần mục đích. Nếu bạn hỏi các du khách đến Schmilka để làm gì, thì câu trả lời luôn là để… không làm gì cả”, chủ nhà khách Ansgar Rieger nói.
Chỉ cần di chuyển một chặng đường trong ngày từ Dresden, bạn sẽ đến được Schmilka ở gần biên giới Đức với Cộng hòa Séc.
Nó được thành lập vào khoảng năm 1582 bởi những người thợ rừng đến từ Séc - tên của thị trấn thậm chí còn bắt nguồn từ một từ tiếng Slav có nghĩa là "nơi khai thác gỗ".
Ban đầu, nó chỉ đơn giản là ngôi làng nghỉ chân của những người đốn gỗ vân sam. Sông Elbe chảy xiết đóng vai trò như đường vận chuyển gỗ. Đến năm 1665, ngôi làng đã trở nên đông đúc hơn. Nửa cuối thế kỷ XVII, Schmilka biến thành thị trấn. Vì cách xa nơi đông dân cư, nó dần trở nên biệt lập.
Thị trấn bị thời gian bỏ quênDavid Perry kinh ngạc khi biết rằng thị trấn hầu như không có người ở này lại là một trong những nơi nghỉ dưỡng sức khỏe được ưa chuộng nhất ở Sachsen, một trong những cộng đồng hữu cơ và bền vững nhất, cũng như là một trong những cộng đồng đẹp nhất của bang.
Thức ăn trong các nhà hàng của Schmilka đều là đồ hữu cơ. Bia từ nhà máy bia của Schmilka, bánh mì trong tiệm bánh của Schmilka, thậm chí cả nội thất trong các khách sạn và nhà nghỉ của Schmilka đều được chuẩn bị với tiêu chí bền vững lên hàng đầu.
Người ta vẫn sử dụng nước để xay ngũ cốc trên cối xay đơn giản. Nhà máy bia sử dụng các kỹ thuật đã có tuổi đời lên đến 200 năm và các ngôi nhà (tất cả đều là nguyên bản), được làm từ đá, gỗ và sơn dầu.
Ngoài ra, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng đều dựa trên các truyền thống cũ như phòng xông hơi khô và phòng tắm, đồng thời dựa nhiều vào không gian ngoài trời xung quanh để du khách có những trải nghiệm như chìm đắm giữa thiên nhiên.
"Schmilka có cảnh quan, âm thanh và thậm chí cả mùi giống như ở cách đây hàng thế kỷ", phóng viên David Perry khẳng định.
Người dân địa phương dường như rất yêu thích lối sống này và sự thành công ngày nay của Schmilka phần lớn là nhờ một người đàn ông.
Nơi nghỉ dưỡng lý tưởngThời kỳ Đức chia thành 2 nửa Đông-Tây, Schmilka bị bỏ rơi và ngày càng hoang tàn. Tuy nhiên, sau khi Đức thống nhất không lâu, nó lại trở về với vai trò nơi nghỉ dưỡng trong lành hấp dẫn nhất.
Và người có công lớn nhất trong việc khôi phục Schmilka là doanh nhânSven-Eric Hitzer.
Doanh nhân Sven-Eric Hitzer đã yêu Schmilka khi còn là một thanh niên leo núi.“Lúc đó nó chỉ là một thị trấn thông quan biên giới, nhưng vẻ đẹp hoang dã của nó thật tuyệt vời”,ông Hitzer nói."Vào những năm 90, tôi trở lại Schmilka để dành thời gian tận hưởng thiên nhiên cùng gia đình. Tôi đã mua một ngôi nhà với ý định có một nơi để ở khi chúng tôi đến đây. Sau đó, một ngôi nhà khác và...".
Và chuyện không suôn sẻ như ông nghĩ.Trải qua tình trạng suy thoái kinh tế ngay sau khi nước Đức thống nhất, Schmilka, giống như rất nhiều thị trấn nông thôn ở Đông Đức, rơi vào cảnh hoang tàn.Mọi người chuyển đi và những ngôi nhà bị bỏ hoang.
Ban đầu, Hitzer không có ý tưởng đặc biệt nào khác ngoài việc bảo tồn.Nhưng đến năm 2007, được truyền cảm hứng từ lời khuyên của vợ, ông đã lên kế hoạch cứu không chỉ một vài ngôi nhà mà cả thị trấn bằng cách biến Schmilka thành một nơi ẩn dật.
Nhưng trước tiên, Hitzer phải khắc phục những điểm hạn chế của Schmilka.Thị trấn ở vị trí xa xôi.Nó rất nhỏ.Hầu như không có ai sống ở đó.Không có trường học hay nhà thờ nào. Vì thế, ban đầu, ông Hitzer đã rất lưỡng lự. Tuy nhiên, dưới sự khích lệ của vợ, ông hạ quyết tâm biến Schmilka thành“mảnh đất không thời gian”.
"Nằm trong thung lũng Elbe chật hẹp, Schmilka chen chúc trong một khe hở vừa ấn tượng vừa ấm cúng.Nhìn xuống dòng sông lúc hoàng hôn, với những khối đá của dãy núi Ore như một hàng bàn tay vươn lên kéo màn đêm xuống, tôi thực sự phải dừng bước.Khi ấy, tôi có thể hiểu tại sao ông Hitzer lại muốn bảo tồn thị trấn này",David Perry cho biết.
Mỗi ngôi nhà trong thị trấn, ông Hitzer đều cẩn thận tân trang, chuyển đổi thành nhà nghỉ mà không làm mất nét đặc trưng kiến trúc vốn có. Cảnh quan núi biếc, sông dài của thế giới tự nhiên vây quanh Schmilka đã tặng cho ông Hitzer một món quà siêu lợi nhuận: Lượng khách du lịch tăng nhanh. Với những người đam mê đi bộ đường dài, leo núi, yêu thích thiên nhiên… Schmilka chính là điểm đến không thể bỏ qua. Những cư dân vẫn còn bám trụ Schmilka cũng học theo ông Hitzer, sửa sang lại nhà cửa làm nhà nghỉ, tiếp đón khách du lịch.
Ẩm thực hữu cơ lành mạnhHitzer chưa bao giờ nghĩ đếnthực phẩm hữu cơ như một phần của công việc kinh doanhcho đến ngày ông đi khám sức khỏe theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và phải nhận kết quả sức khỏe không tốt.
Ông chợt nghĩ rằng nếu thực phẩm hữu cơ tốt cho sức khỏe của mìnhthì nó cũng phải như vậy đối với những người khác và có thể được áp dụng trên quy mô lớn hơn tại Schmilka.
"Sau lần thăm khám đó, tôi quyết định rằng thực phẩm mình ăn phải đảm bảo không có độc tố", ông nói."Chỉ sau này, tôi mới nhận ra rằng thực phẩm được sản xuất lành mạnh cũng tốt cho môi trường. Ý tưởng đó không chỉ cho tôi và cho sức khỏe của tôi, mà còn là cách kinh doanh bền vững nói chung", ông nhấn mạnh.
Công ty của Hitzer thành lập năm 2007 hiện đang quản lý thị trấn Schmilka như một doanh nghiệp.
Hitzer đã định vị thị trấn như một nơi giải tỏa cho những người mệt mỏi trên khắp thế giới, một diểm đến an yên dành cho những người đi bộ đường dài và leo núi, đồng thời là nơi nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho những người kiệt sức vì Covid-19, tất cả đều dưới biểu ngữ"thực hành bền vững và ẩm thực hữu cơ".
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: CNN/The Sun.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ