Về thăm ngôi chùa hơn ngàn năm tuổi
Độc đáo ngôi chùa kiến trúc Thái Lan giữa lòng Cố đô Huế / Khám phá ngôi chùa có con rồng khổng lồ quấn quanh toà nhà 17 tầng ở Thái Lan
Chùa Đại Tuệ |
Từ chùa, đứng trên đỉnh Thăng Thiên - nơi cao nhất của dãy núi Đại Huệ, phóng tầm mắt ra xa, viễn khách có thể dễ dàng nhìn thấy toàn cảnh Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương… chiêm ngưỡng non nước hùng vĩ, trùng điệp từ dãy núi Hồng Lĩnh, Thiên Nhẫn, Hòn Ngư, Hòn Mắt đến dòng Lam Giang quanh co, uốn lượn.
Chùa Đại Tuệ được biết đến là nơi ghi nhận nhiều kỷ lục về văn hóa và tôn giáo. Năm 2007, chùa được Cục Di sản Văn hóa công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2010, chùa được Sách Kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là chùa lớn nhất và đẹp nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi duy nhất trên cả nước thờ Phật Bà Đại Tuệ - vị thần đại diện cho trí tuệ của Đức Phật và có công giúp Hồ Vương (vua Hồ Hán Thương) xây thành Đại Huệ làm căn cứ chống giặc Minh.
Từ chánh điện có thể nhìn thấy tòa bảo tháp chín tầng phía sau chùa |
Tương truyền, chùa được vua Mai Hắc Đế huy động dân và quân sỹ xây dựng năm 713. Đến năm 1407, chùa được hoàng đế Hồ Quý Ly và hoàng đế Hồ Hán Thương phục dựng. Chùa Đại Tuệ nằm trên khuôn viên khoảng 6.000 m2; gồm 20 hạng mục, trong đó có 4 ngôi bảo điện chính, trải dài từ chân núi lên đến đỉnh núi. Bắt đầu là chùa Trình, tiếp đến là chùa Hạ, chùa Trung và cuối cùng là chùa Thượng. Chùa Đại Tuệ được thiết kế dựa trên tư tưởng Tam thân Phật - chùa Hạ đại diện cho Ứng thân Phật, chùa Trung đại diện cho Báo thân Phật và chùa Thượng đại diện cho Pháp thân Phật.
Từ cổng chùa có thể dễ dàng nhìn thấy tòa bảo tháp Đại Tuệ chín tầng. Tòa tháp có chiều cao 32 m, mỗi tầng thờ thất Phật thế tôn và Phật Mẫu Đại Tuệ, Phật Di Lặc. Chùa phụng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và 5 vị vua là Vua Hùng, vua Mai Hắc Đế, vua Hồ Quý Ly, vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh - những vị vua gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Sau lưng chùa là đỉnh động Thăng Thiên có bàn cờ tiên bằng đá (tương truyền đỉnh Thăng Thiên là nơi người hạ giới lên trời và nơi người trời xuống hạ giới). Đến chùa, du khách còn có thể nhìn thấy mõ và chuông được làm bằng đá, khi đánh lên, tiếng chuông, mõ vang vọng khắp núi rừng, như âm thanh kết nối giữa trời đất và con người. Tương truyền, xưa kia vua Quang Trung đã dùng mõ đá này gióng lên từng hồi thúc giục quân sỹ xuống núi hành quân.
Dưới tượng mỗi vị La Hán đều có một câu thơ khuyên răn con người |
Tại chùa Đại Tuệ, toàn bộ tượng pháp trên đại tháp chùa Thượng được thiết kế bằng ngọc quý, hệ thống tượng pháp trong đại điện cũng như tổ đường và nhà thờ Ngũ đế được làm từ gỗ dâu nguyên khối. Ngoài ra, tất cả hệ thống câu đối đại tự trên chùa Đại Tuệ đều được viết bằng chữ thuần Việt. Với những điểm đặc biệt này, năm 2016, chùa Đại Tuệ vinh dự được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận bốn kỷ lục: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất (hồ Tiên, rộng 350 m2); chùa có hệ thống tượng hồng ngọc nhiều nhất (12 bức tượng); chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất (32 bức tượng) và ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam.
Đến đầu năm 2017, chùa Đại Tuệ được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức lễ cung nghinh tượng Phật ngọc hòa bình thế giới và xá - lợi chư Thánh tăng từ chùa Diệc (TP Vinh) về an vị tại chùa. Tượng được chạm khắc từ khối ngọc bích nguyên khối nặng 18 tấn, phát hiện tại Canada vào năm 2000 và được các nghệ nhân hàng đầu Thái Lan thực hiện hoàn thành tháng 12/2008. Đây là pho tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới được tạc theo khuôn tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong bảo tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ).
Ngoài kiến trúc độc đáo và những bức tượng ngọc đặc biệt, chùa Đại Tuệ còn được biết đến với nhiều hoạt động tâm linh và văn hóa đặc sắc. Vào các ngày lễ, tết người dân trong và ngoài tỉnh Nghệ An thường đến đây để cầu nguyện, tìm kiếm sự bình an tâm hồn. Đặc biệt, vào ngày mùng 10 âm lịch hàng năm, người dân khắp nơi lại nô nức tụ hội về chùa để tham gia lễ hội “Khai bút, cầu trí tuệ”. Tại lễ hội, các học sinh, sinh viên đến chùa để xin chữ và cầu nguyện mong ước đạt được kết quả tốt trong những kỳ thi quan trọng. Đây được xem là một trong những lễ hội truyền thống độc đáo của vùng đất Nam Đàn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ