Vì ai Võ Tắc Thiên đam mê nhục dục có thể “cai” chuyện phòng the?
Chuyện đời tư ít biết của kẻ 'gian hùng' Tào Tháo / Trương Vô Kỵ trấn bạt quần hùng giải vây Minh giáo
“Háo sắc “ là bản tính của con người. Đàn ông được biết đến với câu “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”. Phái yếu cũng không ngoại lệ.
Luận về bản tính háo sắc trong lịch sử Trung Hoa, có thể nhắc đến công chúa Sơn Dương thời Nam Bắc Triều từng xin anh trai là Hoàng đế đương thời 30 nam nhân hầu hạ.
Nổi tiếng hơn nữa là Giả Nam Phượng - hoàng hậu dưới triều Tấn Huệ Đế, mỗi lần “vui vẻ” xong với ai là giết luôn người đó. Nhưng để lại nhiều tiếng xấu nhất có lẽ không ai khác ngoài Võ Tắc Thiên.
Chuyện phòng the của nữ Hoàng đế duy nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà làm phim dã sử Trung Quốc.
Võ Tắc Thiên là một người đàn bà mạnh mẽ, tự coi mình là rồng chứ không phải là phượng. Bà lập cho mình hậu cung như các đấng quân vương và đặt tên là “Khống Hạc Phủ”.
Những người được người phụ nữ quyền lực này tuyển chọn phải là đấng mày râu có tướng mạo phi phàm khôi ngô tuấn tú, những văn nhân thanh cao học rộng tài cao.
Tất cả đều có điểm chung là tranh giành sủng ái của Võ hậu, vì thế mà ghen ghét đố kỵ lẫn nhau. Và để làm đẹp lòng người tình, tất nhiên không thể không sử dụng đến các thủ đoạn của riêng mình…
Đây là những cảnh tượng chưa từng có và là duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Thế nhưng thực tế cho thấy, trong lịch sử các triều đại phong kiến, hậu cung của Võ Tắc Thiên quy mô còn quá nhỏ. Vị nữ hoàng đế này cũng không vì ham vui thú mà quên chuyện lo cho muôn dân.
Tuy rất sủng ái những người được bố trí chốn hậu cung nhưng cũng không vì thế mà bà dung túng. Cùng với bản tính quyết đoán, bạo tàn nên rất ít bá quan văn võ có ý kiến về việc này.
Từ khi “Khống Hạc Phủ” được Trương Dịch Chi đại nhân đứng đầu lo liệu, các nam nhân ngày càng được Hoàng thượng sủng ái nhiều hơn, vì họ không chỉ hầu hạ Võ Tắc Thiên chuyện phòng the nữa mà còn có thêm đàn hát.
Hơn 70 tuổi, Võ Tắc Thiên vẫn ngày đêm ân ái bên cạnh huynh đệ Trương Dịch Chi và Chương Sướng Tông.
Việc hoan lạc của nữ hoàng cũng gây lo lắng cho triều thần, song chẳng ai dám lên tiếng khuyên can, bởi nếu khuyên vua e sẽ gặp chuyện chẳng lành. Hình phạt nhẹ nhất là ngồi thiên lao.
Người duy nhất dám lên tiếng khuyên can
Trong triều khi đó, Địch Nhân Kiệt là nhân vật được Võ hậu coi trọng nhất. Chỉ có ông mới có thể khuyên được Hoàng đế. Chỉ đến khi Địch đại nhân ra mặt thì mọi chuyện mới được yên ổn.
Năm 700 sau công nguyên, Địch Nhân Kiệt qua đời, Võ Tắc Thiên đã lệnh cho triều đình để tang ba ngày, vừa lau nước mắt vừa than rằng triều đình hết người rồi. Hành động này cho thấy sự tín nhiệm thực sự của bà với Địch Nhân Kiệt.
Tài năng và bản lĩnh hơn người của Địch Nhân Kiệt được người đời kính nể mà tặng cho danh hiệu Thần thám.
Địch Nhân kiệt và Võ hậu đều là người Sơn Tây, một người ở Bình Châu (nay là Thái Nguyên), một người ở Văn Thủy, cách nhau không xa. Nhưng đây không phải là nguyên nhân khiến cho Địch đại nhân được lòng vua.
Chính bởi sự ngay thẳng chính trực và tài năng xuất chúng của ông đã khiến Võ Tắc Thiên phải kính nể.
Dưới thời Đường Cao Tông, vào năm Nghi Phượng, Địch Nhân Kiệt được lên chức Đại Lý Thừa. Đây là chức quan chuyên phụ trách cai quản luật pháp.
Từ ngày ông nhậm chức chưa đầy một năm đã phá được rất nhiều vụ trọng án, bắt giam 17000 phạm nhân.
Với thành tích vô địch này, tiếng lành nhanh chóng đồn xa, ông trở thành đại thần thám của Đường triều. Cùng với lối sống thanh liêm, chính trực, Địch Nhân Kiệt cũng dành được niềm tin và sự yêu mến trong dân chúng.
Tích truyền năm ấy, sức khỏe của Đường Cao Tông hay ốm yếu, nên hạ chỉ cho phép Võ Tắc Thiên được phép ngồi sau ngai vàng giúp việc triều chính.
Đường Cao Tông không thể so sánh được với cha mình là Lý Thế Dân, có nhiều việc giải quyết không đúng với tác phong của một quân vương.
Một trong những sự vụ phải kể đến là vào năm Nguyên Phượng, võ vệ đại tướng quân Quyền Thiện Tài và Tả giám môn Trung lang tướng Phạm Hoài Nghĩa vì chặt nhầm cây Bách ở lăng Thái tông mà bị khép vào tội chết.
Địch Nhân Kiệt tinh thông pháp luật thượng tấu rằng: “tội hai người đó chưa đáng phải chết”.
Cao Tông nét mặt biến sắc phán: “Chặt cây ở lăng, khiến ta mang tội bất hiếu, bắt buộc phải giết chúng!”. Thấy vua phẫn nộ nhưng Địch Nhân Kiệt mặt vẫn không biến sắc mà tấu rằng:
“Từ Kiệt, Trụ, Nghiêu, Thuấn đến nay những lời can gián chính trực đều khó nghe nhưng nay nếu bệ hạ vì một cây bách mà giết một tướng quân thì e rằng sau này còn ai dám gánh vác trọng trách trong triều nữa?”
Đường Cao Tông đành nghe theo lời Địch Nhân Kiệt và miễn tội chết cho hai người và đày đi Lĩnh Nam (nay là Quảng Đông).
Vài ngày sau, Địch Nhân Kiệt được phong là Thị Ngự Sử. Võ Tắc Thiên thậm chí còn triệu ông vào triều và khen “ta thấy cảm phục nhà ngươi vô cùng, trong hoàn cảnh như vậy mà vẫn thẳng thắn đanh thép, đáng được trân trọng lắm!”
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt