Vị quân sư trên tài Gia Cát Lượng và mưu sâu 'chôn sống' Hán Cao Tổ Lưu Bang
Trương Lương là một trong 10 đại quân sư kiệt xuất nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc, được hậu thế xếp cao hơn cả Gia Cát Lượng, và chỉ đứng sau Tôn Vũ, Tôn Tẫn. Ông chính là người góp phần lớn giúp Lưu Bang diệt nước Tần hùng mạnh, đánh bại Hạng Vũ lừng lẫy, đặt nền móng xây dựng cơ nghiệp nhà Hán kéo dài tới 400 năm. Loạt bài này kể lại một số câu chuyện về tài năng xuất chúng của ông.
Ít người biết rằng Lưu Bang và quân đội của ông đã từng suýt bị một người “chôn sống” nơi biên thùy, tưởng chừng mãi mãi không còn cơ hội quay lại Trung Nguyên.
Người "chôn"không ai khác là Trương Lương (250 TCN - 186 TCN), tên chữ là Tử Phòng, là danh thần khai quốc nổi tiếng thời nhà Hán. Ông cùng với Hàn Tín, Tiêu Hà được người đời xưng tụng là Hán sơ Tam kiệt, đóng vai trò quan trọng giúp Lưu Bang đánh đổ nhà Tần và chiến thắng Hạng Vũ trong chiến tranh Hán Sở, sáng lập ra nhà Hán kéo dài 400 năm trong lịch sử Trung Quốc.
Trong sự nghiệp phò tá Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, Trương Lương đã không ít lần bày mưu tính kế, cứu mạng Lưu Bang thoát chết trong gang tấc. Nhưng nổi tiếng nhất trong các mưu kế ấy phải nhắc đến chuyệnsau khi giúp Lưu Bang trốn tránh khỏi sự kìm hãm của Hạng Vũ và chạy vào đất Thục, Trương Lươngđốt luôn đường sạn đạo – con đường duy nhất bấy giờ nối liền đất Thục với Trung Nguyên.
Sạn đạo là con đường xây bằng cầu treo hoặc ván gỗ xếp hai bên sườn núi đá, dùng để đi qua các khu vực núi non hiểm trở. Con đường sạn đạo đầu tiên được xây dựng vào thời Chiến Quốc, thời kỳ chiến tranh Hán - Sở.Từ Ba Thục tiến vào cửa ngõ Trung Nguyên chỉ có đường chính lộ duy nhất là sạn đạo.
Vì vậy, đốt đi đường sạn đạo chẳng khác nào là “chôn sống” Lưu Bang cùng quân đội của ông tại đất Thục, vĩnh viễn không còn đường quay lại quê hương Trung Nguyên. Sự việc này đã khiến cho Lưu Bang vô cùng kinh hãi.
Theo tác phẩm Hán Sở tranh hùng, tác giả Mộng Bình Long miêu tả lại sự kiện này như sau: Khi đi theo tiễn Lưu Bang – bấy giờ là Hán Vương vào đất Thục, đến đường sạn đạo, Trương Lương từ biệt Hán Vương và ba quân tướng sĩ. Hán Vương luyến tiếc không nỡ xa rời bèn tiễn lại Trương Lương mấy dặm đường sau đó quay lại.
Bỗng nhiên phía sau có tiếng kêu la ầm ĩ, lửa cháy ngất trời, lan ra hơn 30 dặm, Hán Vương hỏi ra mới biết Trương Lương đốt cháy đường sạn đạo, Hán vương Lưu Bang thất kinh, oán trách Trương Lương đã bỏ về lại còn tìm cách giam lỏng như vậy, khiến mình bỏ xương nơi rừng sâu núi thẳm, tướng sĩ cũng oán hận, nhao nhao không ngừng chửi rủa Trương Lương.
Mãi về sau Lưu Bang mới tỉnh ngộ, hiểu ra hành động Trương Lương đốt sạn đạo là để cho Hạng Vũ nghĩ mình không còn đường quay lại nên lơ là cảnh giác và không thèm để ý đến ông nữa.
Sử ký của Tư Mã Thiên cũng có ghi chép lại sự kiện độc đáo này, rằng Trương Lương đã đốt sạn đạo nhưng trước đó đã bày kế này với Lưu Bang và sau đó bí mật thực hiện.
Sự kiện Trương Lương đốt sạn đạo đã khiến cho Hạng Vũ sao nhãng chuyện phòng bị và tạo cơ hội cho Lưu Bang ở đất Thục nuôi dưỡng lực lượng lớn mạnh hơn. Sau đó, ông đem quân đánh úp lấy Trung Nguyên bằng một con đường bí mật khác cũng do Trương Lương chuẩn bị sẵn.
Bản thân Trương Lương sau khi đốt sạn đạo cũng quay về vờ phục vụ dưới trướng Hạng Vũ nhưng thực chất lại ngầm chuẩn bị những điều kiện thuận lợi như tìm cách cho Hàn Tín trốn khỏi Hạng Vũ vào Thục đầu quân cho Lưu Bang hay thuyết phục các nước chư hầu khác phản bội Hạng Vũ, ủng hộ cho Lưu Bang tấn công Hạng Vũ sau này.
Quân sư của Hạng Vũ muốn giết Lưu Bang bèn bày tiệc mời ông đến dự. Nhưng kế hoạch ám sát nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc này đã bị Trương Lương hóa giải, đem Lưu Bangtừ cõi chết trở về. Mời bạn đón đọc chi tiết trong bài kỳ sau, xuất bản vào sáng 25/8/2019.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?