Vì sao công chúa thời xưa kết hôn lại không sinh con?
Khai quật mộ 'bà đỡ' của Chúa Giêsu, người phụ nữ bí ẩn được đề cập trong Kinh thánh / Công chúa nhà Trần thầm thương trộm nhớ Yết Kiêu nhưng phải làm dâu Mông Cổ
Trong hoàng cung, phàm là con cái của vua đều có địa vị khiến nhiều người phải ngước nhìn. Nếu như hoàng tử được định sẵn sẽ kế vị của vua cha thì công chúa lại có cuộc sống yên bình hơn. Công chúa không cần phải tranh giành ngôi vị hay chiến đấu đẫm máu, công chúa chỉ cần lớn lên trong khuê phòng dưới sự bảo bọc của hoàng tộc.
Tuy nhiên, khi công chúa đến tuổi cập kê, thường phải nghe theo sự sắp xếp của vua cha và hoàng hậu để gả cho một người tương xứng từ tài đức đến địa vị. Thế nhưng thời phong kiến, việc công chúa có thể tìm được một phò mã vừa lòng hợp ý với mình là điều không dễ dàng.
Ngày xưa, các triều đại phong kiến thường có tập tục là gả công chúa đi phiên bang. Một quốc gia hùng mạnh phải có được sự thần phục và ủng hộ từ các nước chư hầu hoặc những quốc gia láng giềng. Để kéo dài được mối quan hệ hữu hảo đó, nhà vua thường dùng cách thức liên hôn với nước khác để trở thành người một nhà. Khi đã là người một nhà, vua sẽ không cần lo sợ các nước chư hầu đứng lên chống lại mình. Người được vua chọn để gả đi xa không ai khác chính là công chúa.
Vậy tại sao các công chúa sau khi được đưa đi hòa thân thì không sinh con được? Theo thời phong kiến của Trung Quốc được ghi chép, hàng trăm công chúa được gả đến các quốc gia lân cận hầu như đều không thể sinh con nối dõi và kết thúc cuộc đời khi còn rất trẻ. Thậm chí, có người khai quật mộ cổ còn phát hiện những công chúa đến khi mất vẫn còn “trong trắng”.
Nguyên nhân thứ nhất, phần lớn các công chúa sẽ được gả đến Mông Cổ hoặc những quốc gia có điều kiện sống khó khăn hơn so với quê hương của họ. Dân Mông Cổ phần lớn là người du mục, họ thường xuyên di chuyển đến nhiều vùng đất mới để sinh sống, không bao giờ cố định lâu dài ở một nơi.
Trong khi các công chúa có cuộc sống sung sướng từ nhỏ, chưa bao giờ chịu cực khổ nên khó tránh khỏi cơ thể ốm yếu, không thích nghi được cuộc sống vất vả cũng như môi trường, khí hậu thay đổi. Cơ thể tích tụ nhiều bệnh vặt, lâu ngày sức khỏe xuống cấp và rất khó để mang thai.
Nguyên nhân thứ hai, công chúa được gả đi xa khi chỉ mới khoảng 13-14 tuổi. Cơ thể của họ lúc này chưa hoàn thiện, chịu cảnh sống xa quê nhà, xa bố mẹ nên tinh thần bí bách, sợ hãi, dễ rơi vào trầm cảm và mất sớm, khó để thụ thai.
Nguyên nhân thứ ba, thời xưa, khi công chúa kết hôn với phò mã cũng không có được cuộc sống tự do, thoải mái. Mọi sinh hoạt giữa công chúa và phò mã đều có một nhũ mẫu đi theo sắp xếp, quản lý. Đặc biệt, công chúa và phò mã không sống chung với nhau. Nếu muốn gặp mặt, họ phải được nhũ mẫu cho phép. Nấu nhũ mẫu vui vẻ thì sẽ cho hai người được như ý. Nếu nhũ mẫu không đồng ý mà công chúa và phò mã vẫn cố tình muốn gặp nhau thì bà sẽ dùng nhiều bài giảng về đạo đức luân thường để răn dạy. Chính vì không có nhiều cơ hội tiếp xúc nên hầu như công chúa rất khó để mang thai.
Nguyên nhân cuối cùng, thời phong kiến, những cuộc hôn nhân giữa công chúa và các quốc gia khác đều là hôn nhân chính trị không có tình yêu. Các nước khác nghi kỵ lo sợ về vấn đề ngoại giao nên hầu như họ không bận tâm đến việc sinh con cùng công chúa. Thậm chí họ còn cấm không cho công chúa sinh con mang dòng máu hoàng tộc của họ. Đó là lý do công chúa thời phong kiến thường không dễ có con.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ