Vì sao hươu cao cổ có lưỡi màu tím đen?
Động vật duy nhất trên thế giới có vỏ được làm bằng kim loại và sống ở các lỗ thông hơi của suối nước nóng! / Tổ tiên của loài rắn là gì? Những bí ẩn chưa được giải đáp về động vật
Hươu cao cổ là loài ăn cỏ, về cơ bản, điều này có nghĩa là chúng là loài động vật khổng lồ ăn thực vật, giống như voi. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm tương đồng với động vật ăn cỏ nhỏ hơn như bò. Điều này là do hươu cao cổ là động vật nhai lại; chúng được tạo ra để tiêu hóa cellulose, chất tạo nên thành tế bào của thực vật.
Chúng dành nhiều thời gian để ăn và kiếm thức ăn, hươu cao cổ trưởng thành có thể dành hơn 20 giờ mỗi ngày chỉ để đi bộ tìm kiếm thức ăn. Dưới ánh nắng chói chang của châu Phi, không chỉ cơ thể chúng phải hứng chịu nắng nóng; lưỡi của huơu cao cổ cũng vậy.
Vì hươu cao cổ dành phần lớn thời gian để ăn nên lưỡi của chúng, bao gồm các tế bào biểu mô (thứ tạo nên da), cũng thò ra khỏi miệng khoảng 20 giờ mỗi ngày. Và nếu không có sự bảo vệ, cái lưỡi đó chắc chắn sẽ bị bỏng bởi ánh nắng.
Việc có lưỡi màu tím đen được coi là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên. Do thường xuyên "dùng bữa" trên những tán cây cao, lưỡi của chúng phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng Mặt Trời, cực kỳ có hại. Vì vậy buộc hươu cao cổ phải trải qua quá trình thay đổi để có nhiều melanin hơn, bảo vệ lưỡi khỏi tia cực tím. Ảnh: ZME
Bạn có thể nghĩ rằng màu sắc của lưỡi không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, trong thế giới khoa học, mọi chi tiết đều có giá trị. Lưỡi của hươu cao cổ không chỉ có màu tím đen; đó là một sắc thái cụ thể thiên về màu xanh hoặc đen, tùy thuộc vào ánh sáng. Và màu sắc khác biệt này không phải là sự lựa chọn kỳ lạ của thiên nhiên.
Màu sắc kỳ lạ này được sinh ra bởi melanin để ngăn ngừa tình trạng cháy nắng nghiêm trọng. Đây là một loại sắc tố, là chất làm cho lưỡi của hươu cao cổ có màu sẫm (tím hoặc xanh). Mặc dù vẫn còn những lỗ hổng trong nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng vùng lưỡi sẫm màu này - do mật độ melanin cao - là thứ bảo vệ lưỡi của hươu cao cổ khỏi tia cực tím cường độ cao của thảo nguyên châu Phi.
Trên thực tế, lưỡi của huơu cao cổ không chỉ có màu tím đen mà chúng là dài đến mức lạ kỳ - dài khoảng 50 cm.
Lưỡi của các con hươu có chiều dài khoảng 50cm. Loài hươu cao cổ có thể sử dụng lưỡi để nắm các vật khác, ngoái mũi và làm sạch tai, tương tự như chức năng của ngà voi. Loại lưỡi giống lưỡi rắn này đặc biệt hữu ích để lấy thức ăn khi các con hươu chỉ cần dùng lưỡi liếm xung quanh những tán lá và giật mạnh rồi đưa lá vào miệng. Ảnh: ZME
Một vài loài động vật khác có lưỡi sẫm màu
Mặc dù không phổ biến nhưng lưỡi màu tím hoặc xanh cũng được quan sát thấy ở các loài động vật khác ở nhiều môi trường sống. Từ gấu Bắc Cực đến thằn lằn, một tập hợp động vật kỳ lạ tạo nên một nhóm động vật có lưỡi màu tím.
Okapi
Được trang bị chân của hươu, hoa văn của ngựa vằn và đầu của hươu cao cổ, Okapi được cho là một trong những loài động vật kỳ lạ nhất còn sống hiện nay. Okapi (còn được gọi là hươu cao cổ rừng, hươu đùi vằn) là họ hàng duy nhất còn sống của hươu cao cổ. Tương tự như những người anh em họ của mình, chúng cũng sở hữu chiếc lưỡi có màu tím/xanh.
Okapi lại là một trong những loài động vật có vú lâu đời nhất trên thế giới. Chúng sinh sống tập trung ở vùng Trung Phi, hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng bởi nạn phá rừng. Trong vòng 1 thập kỷ qua, số lượng hươu đùi vằn đã bị sụt giảm tới hơn 60%. Ảnh: ZME
Okapi có thể làm sạch tai bằng chiếc lưỡi dài của chúng. Loài họ hàng gần nhất của Okapi là hươu cao cổ. Hươu cao cổ có tổng cộng 9 phân loài, 3 trong số đó đang nằm trong nhóm nguy cấp và có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm: hươu cao cổ Korrdofan, hươu cao cổ Nubian và hươu cao cổ Reticulated. Ảnh: ZME
Gấu Bắc Cực
Không chỉ những nơi nóng bức trên thế giới mới là nơi sinh sống của động vật lưỡi tím; những nơi lạnh giá cũng tồn tại các loài có lưỡi màu tím. Ở phía bắc Vòng Bắc Cực, gấu Bắc Cực là một ví dụ khác về những chiếc lưỡi kỳ lạ trong tự nhiên. Điều thú vị là gấu Bắc Cực không sinh ra với chiếc lưỡi sẫm màu. Khi còn bé, chúng có chiếc lưỡi màu hồng đặc trưng như chúng ta. Theo thời gian, màu này đậm dần thành màu xanh tím hoặc đen - cùng tông với màu da của loài gấu này - da của gấu Bắc Cực có màu sẫm - chỉ có bộ lông của nó có màu trắng.
Về cơ bản, không giống như Okapi và hươu cao cổ ở Châu Phi, lưỡi của gấu Bắc Cực không có màu tối để bảo vệ khỏi ánh sáng Mặt Trời mà là để hấp thụ ánh sáng.
Gấu Bắc Cực được nhận ra rất nhanh bởi màu lông trắng đặc trưng. Tuy nhiên, lông của chúng không phải là màu trắng mà không màu và rỗng, giống như tóc trắng ở người. Khi được nhìn dưới ánh sáng tím, lớp lông của loài gấu này có màu đen. Đối với người và phần lớn các loài động vật nhìn được ánh sáng thường, thì gấu trắng Bắc Cực có màu lông gần như lẫn màu tuyết ở môi trường sống xung quanh. Ảnh: ZME
Thằn lằn lưỡi xanh
Một nghiên cứu từ năm 2018 do các nhà nghiên cứu tại Đại học Macquarie, Australia thực hiện, đã phát hiện ra rằng thằn lằn, giống như loài thằn lằn lưỡi xanh, sử dụng chiếc lưỡi xanh của chúng như biện pháp cuối cùng chống lại kẻ săn mồi.
Tác giả chính của nghiên cứu, Arnaud Badiane, cho biết loài da lưỡi xanh sử dụng chiếc lưỡi có màu sắc của chúng, kết hợp với các hành vi hung hãn khác như rít lên để dọa nạt và làm mất phương hướng của những kẻ săn mồi.
Ảnh minh họa. Ảnh: ZME
- Video: Top 10 loài động vật khỏe nhất hành tinh. Nguồn: One Kind.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Chỉ ở Việt Nam mới có 3 loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ này! Sở hữu bộ gen 'độc nhất vô nhị' cần được bảo tồn