Vì sao Lục Tốn bị Tôn Quyền thanh trừng dù từng giúp Đông Ngô đánh bại Thục Hán?
Lai lịch xuất chúng và số phận 'nổi trôi' của 7 vị phu nhân Tôn Quyền / Hóa ra đây là lý do Tôn Quyền xứng đáng là hoàng đế thành công nhất thời Tam quốc
Trong số những viên hổ tướng thuộc tập đoàn chính trị Đông Ngô vào thời Tam Quốc, Lục Tốn được biết tới là một tên tuổi hết sức nổi bật.
Nhìn lại cuộc đời của vị tướng họ Lục ấy, không khó để nhận thấy ông đã cống hiến rất nhiều thành tựu cho sự nghiệp của Đông Ngô. Trong số đó, nổi bật hơn cả chính là chiến tích đánh bại phe Thục Hán trong trận chiến Di Lăng năm nào.
Thế nhưng sau cùng, Lục Tốn vẫn phải nhận kết cục bị Tôn Quyền bức tử. Liệu rằng đâu là nguyên nhân khiến Tôn Quyền quyết tâm đẩy vị công thần đầy tài năng này vào cửa tử tới vậy?
Cái chết tức tưởi của viên hổ tướng Đông Ngô từng đánh bại Thục Hán
Ảnh minh họa: Nguồn Baidu.
Lục Tốn (183 – 245), tự Bá Ngôn, là tướng lĩnh quân sự và chính trị gia của nhà Đông Ngô vào cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.
Sử cũ ghi lại, khi còn trẻ, ông từng là thuộc cấp của Lã Mông và tham gia trận chiến Kinh Châu, giúp Đông Ngô đánh bại đồng thời tiêu diệt được đại tướng Quan Vũ của Thục Hán.
Chiến tích vĩ đại nhất trong cuộc đời của Lục Tốn phải kể tới trận Di Lăng khi ông đã đánh bại đại quân của Lưu Bị.
Cũng kể từ sau khi đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp quân sự này, Lục Tốn càng được Tôn Quyền coi trọng nhiều hơn.
Ông được quân chủ ban hôn cho con gái của Tôn Sách, đồng thời cũng trở thành người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc chống lại Ngụy – Thục sau khi Lã Mông qua đời.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng, sự trọng dụng của Tôn Quyền dành cho Lục Tốn chỉ dừng lại trên phương diện quân sự mà thôi.
Trong những năm cuối đời, vị tướng họ Lục đã bị cuốn vào cuộc đấu tranh giành quyền nối ngôi giữa các con trai của Tôn Quyền, bao gồm Thái tử Tôn Hòa và Lỗ vương Tôn Bá.
Bấy giờ, ông đã giữ chức Thừa tướng và là một trong những gương mặt ủng hộ Tôn Hòa. Thế nhưng sau cùng, vị Thái tử này vẫn bị nhà vua phế truất.
Cháu họ của Lục Tốn là Cố Đàm, Cố Thừa, Diêu Tín đều phải chịu án lưu đày. Cận thần của ông là Ngô Sán cũng bị ban án tử.
Sau biến cố lần ấy, Lục Tốn dù vẫn được giữ chức Thừa tướng nhưng không còn được ưu ái như trước. Một năm sau đó, ông qua đời trong sự thất vọng, u uất ở tuổi 63.
"Tam Quốc chí" ghi lại rằng, vào thời điểm Lục Tốn qua đời, gia sản gần như đã chẳng còn lại gì.
Nguyên nhân khiến Tôn Quyền quyết đẩy công thần Lục Tốn vào cửa tử: Vì đâu nên nỗi?
Ảnh minh họa.
Về cái chết của viên tướng họ Lục, có giai thoại truyền lại rằng Tôn Quyền trước lúc qua đời đã vô cùng hối hận, truyền gọi hai con của Lục Tốn vào và trăn trối:
"Ta lúc trước vì tin lời gièm pha nên có chỗ không phải với lệnh tôn, đây là lỗi của ta".
Thế nhưng theo quan điểm của Qulishi, việc vị Hoàng đế Đông Ngô này trừ khử Lục Tốn không chỉ vì Lục Tốn về phe Thái tử mà còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa.
Điều trọng yếu nhất nằm ở chỗ, Lục Tốn đã bị coi là mối uy hiếp đối với quyền hành của giai cấp thống trị thời bấy giờ.
Căn cứ với bối cảnh của Đông Ngô khi đó, việc Tôn Quyền nghi kỵ và bức tử Lục Tốn xuất phát từ 4 nguyên nhân chủ yếu dưới đây.
Lý do thứ nhất: Thân thế có phần "nhạy cảm" của Lục Tốn.
Lục Tốn sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở đất Giang Đông. Họ Lục từ xưa đã là một trong 4 gia tộc lớn ở Ngô Quận.
Theo đó, cha của Lục Tốn là Lục Tuấn từng làm chức Đô úy quận Cửu Giang thời Đông Hán. Chú của ông là Lục Khang cũng làm tới chức Thái thú Lư Giang.
Cho tới sau này, bản thân con cháu Lục Tốn cũng rất có quyền hành. Cháu họ của ông là Cố Đàm đảm nhiệm chức Tả Tiết độ kiêm Phụng Xa Đô úy.
Em trai Cố Đàm là Cố Thừa giữ chức Phấn Uy Tướng quân. Một người cháu họ khác là Diêu Tín làm đến chức Thái thường.
Từ đó có thể thấy, gia tộc của Lục Tốn chẳng những sở hữu xuất thân vinh hiển mà còn nắm giữ không ít quyền hành. Đây rất có thể chính là một trong những nguyên nhân khiến Tôn Quyền nghi kỵ vị đại thần này.
Lý do thứ hai: Mối đe dọa từ uy danh của Lục Tốn.
Ảnh minh họa: Nguồn Baidu.
Sau khi Lã Mông qua đời, Lục Tốn trấn thủ Vũ Xương, uy danh vô cùng lớn. Bấy giờ, những người có quyền ở nước Ngô như Thái tử Tôn Đăng, Bộ Chất, Gia Cát Cẩn… đều có ý muốn giao hảo, kết thân với Lục Tốn.
Không chỉ vậy, việc liên tục gặt hái nhiều công lao, chiến tích lẫy lừng càng khiến cho tên tuổi của vị tướng họ Lục này có thêm sức ảnh hưởng.
Do vậy, việc sở hữu trong tay danh vọng có phần lấn át Hoàng tộc rất có thể đã trở thành nguyên nhân khiến Tôn Quyền xem Lục Tốn như cái gai trong mắt.
Cho tới khi lãnh thổ của Tam quốc đã phân định chắc chắn, Tôn Quyền cho rằng giang sơn nước Ngô dù không còn Lục Tốn cũng không gặp phải tai họa to lớn nào, vì vậy liền mượn chuyện của Thái tử để bức tử ông.
Lý do thứ ba: Tôn Quyền lo ngại hậu duệ không thể trấn áp Lục Tốn.
Theo Qulishi, bản thân Tôn Quyền cũng lo lắng người kế nghiệp của mình sau này sẽ không trấn áp được Lục Tốn.
Vì vậy, khi Lục Tốn công khai ủng hộ đảng phái của Thái tử Tôn Hòa, vị Hoàng đế này lại càng thêm phần nghi ngờ, bất an, do đó mới lựa chọn trừ khử.
Sau này, Tôn Quyền một mặt lập con út Tôn Lượng làm Thái tử, mặt khác lại chọn người phó thác là Gia Cát Khác – một người tư chất bình thường, đứng ngoài mối quan hệ giao hảo giữa các gia tộc lớn.
Từ đó có thể thấy, Tôn Quyền vốn dĩ không muốn chọn bất cứ ai trong số các gia tộc lớn có nhiều vây cánh ở Giang Đông làm người phụ chính, trong đó có gia tộc họ Lục.
Hơn nữa, thông qua những ghi chép của các nguồn sử liệu, không khó để nhận thấy thái độ của Tôn Quyền khi đối xử với những người "ít văn nhiều võ"như Lã Mông, Lăng Thống hay Chu Nhiên khác hẳn so với Lục Tốn.
Lý do thứ tư: Mối quan hệ đặc biệt của Lục Tốn với nhánh gia tộc Tôn Sách.
Ảnh minh họa: Nguồn Baidu.
Xét về yếu tố vai vế trong hoàng tộc, Lục Tốn vốn là con rể của Tôn Sách.
Dù rằng năm xưa Tôn Quyền gả con gái của Tôn Sách cho Lục Tốn chỉ là để thêm phần gắn bó giữa vua tôi, thế nhưng tới khi viên tướng này công cao át chủ, cuộc hôn nhân đó đã trở thành nhân tố khiến mối quan hệ hai bên trở nên thêm phần mẫu thuẫn.
Tôn Quyền kế thừa cơ nghiệp Giang Đông từ tay anh trai Tôn Sách. Tuy nhiên ông ít nhiều vẫn đem lòng đề phòng với con cái của chính anh trai mình.
Thậm chí, sử gia Trần Thọ đã từng đánh giá rằng Tôn Quyền đối xử với hậu duệ của Tôn Sách có phần bạc đãi khi chỉ phong cho họ tước Hầu chứ không phải phong Vương.
Bởi vậy có ý kiến cho rằng, Tôn Quyền đề phòng Lục Tốn ít nhiều cũng có liên quan tới mối quan hệ của ông cùng nhánh gia tộc của Tôn Sách.
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy mâu thuẫn giữa Tôn Quyền và Lục Tốn là đại diện cho mẫu thuẫn giữa chế độ quân chủ chuyên chế với quyền thế của các gia tộc lớn đương thời.
Chính những mâu thuẫn và xung đột ngày càng tăng lên trong nội bộ tập đoàn Đông Ngô đã trở thành một trong những nguyên nhân đẩy thế lực này vào cảnh suy bại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất