Vì sao Lưu Bị sau khi xưng đế không lập đại tướng quân, sau khi Gia Cát Lượng qua đời cũng không còn chức thừa tướng?
Nếu Lưu Bị đánh bại Tôn Quyền, mối thù Đông Ngô giết Quan Vũ có được báo hay không? / Quan Vũ rơi vào tay Đông Ngô bị mất đầu, vậy nếu bị bắt trong trận Di Lăng, liệu Lưu Bị có bị giết như cách Đông Ngô từng làm với Quan Vũ?
Năm 220, Tào Phi lên ngôi, phong Hạ Hầu Uyên làm đại tướng quân. Năm 229, Tôn Quyền xưng đế phong Gia Cát Cẩn làm đại tướng quân. Tuy nhiên, năm 221, sau khi xưng đế, Lưu Bị phong Mã Siêu làm Phiêu kỵ tướng quân và Trương Phi là Xa kị tướng quân, còn vị trí đại tướng quân ở trên vẫn luôn bị bỏ trống, hơn nữa, trước khi Lưu Bị qua đời, Thục Hán cũng không có đại tướng quân nào, mãi cho tới sau khi Gia Cát Lượng mất, sau khi Lưu Thiện đăng cơ mới thiết lập lại chức vị đại tướng quân.
Ngoài ra, Lưu Bị sau khi đăng cơ phong Gia Cát Lượng làm thừa tướng, nhưng sau khi Gia Cát Lượng qua đời ở Ngũ Trượng, Thục Hán cho tới khi diệt vong không còn chức vị thừa tướng nữa. Vậy thì tại sao sau khi xưng đế, Lưu Bị không lập đại tướng quân, sau khi Gia Cát Lượng mất thì không còn chức thừa tướng?
Đầu tiên, người duy nhất ở Thục Hán có đủ tư cách là đại tướng quân chỉ có thể là Quan Vũ: Năm 219, Lưu Bị sau khi trở thành Hán Trung Vương đã phong tiền, hữu, tả, hậu, tứ phương tướng quân, trong đó, chức vụ cao nhất tiền tướng quân do Quan Vũ đảm nhận, nếu không xảy ra việc ngoài ý muốn thì sau khi xưng đế, Lưu Bị nhất định phong Quan Vũ làm đại tướng quân, chỉ tiếc rằng Quan Vũ đã hi sinh trong trận Tương Dương - Phàn Thành.
Trương Phi, Lưu Bị, Quan Vũ trên màn ảnh nhỏ
Thục Hán kế thừa lại chế độ của nhà Hán, đại tướng quân là người có địa vị cao nhất trong quân đội, cấp dưới lần lượt là Phiêu kị tướng quân, Xa kị tướng quân, vệ tướng quân, tứ phương tướng quân… Khi chinh chiến, quyền binh của đại tướng quân là vô cùng lớn, vì vậy, ngoài tiếng tăm ra, đó còn phải là người mà đế vương vô cùng tín nhiệm, khi đó Quan Vũ đã mất, Gia Cát Lượng là thừa tướng, không thể đảm nhiệm thêm chức đại tướng quân, Mã Siêu chưa thực sự có được sự tin tưởng hoàn toàn của Lưu Bị, người có đủ tư cách nhất đã mất, trong triều đình Thục Hán không ai có đủ tư cách để được sắc phong chức vụ này. Vì vậy, việc Lưu Bị sau khi xưng đế không lập đại tướng quân có liên quan rất nhiều đến Quan Vũ.
Thứ hai, bản thân Lưu Bị chính là "thiên tử trên lưng ngựa". Trước và sau khi thành lập Thục Hán, ngoài trận Kinh Châu để Quan Vũ chủ trì ra, có trận đánh nào mà Lưu Bị không trực tiếp tham gia? Dù sao thì hậu phương cũng đã có Gia Cát Lượng chống đỡ, vì vậy, chỉ cần Lưu Bị còn tại vị ngày nào, nơi nào có chiến sự, Lưu Bị đều sẽ đích thân thống lĩnh chỉ huy quân đội. Thực ra, có hay không có đại tướng quân, đối với Thục Hán mà nói cũng không phải là vấn đề quá to tát.
Thứ ba, bất luận là thăm dò hay là chân thành, Lưu Bị trước khi chết nói với Gia Cát Lượng rằng: "Nếu thấy Lưu Thiện có thể phò được thì hãy phò, còn nếu thấy không được, Quân hãy tự mình nắm quyền", đồng thời dặn dò Lưu Thiện: "Khi cùng thừa tướng làm việc, phải đối đãi với thừa tướng như cha". Có thể nói chức vụ thừa tướng của Gia Cát Lượng trên thực tế nắm được phần lớn quyền lực trong tay, quần thần trên dưới cũng không ai dị nghị.
Lưu Thiện và Gia Cát Lượng trên màn ảnh
Hơn nữa, những nỗ lực, tận tụy của Gia Cát Lượng vì Thục Hán sớm đã đi sâu vào lòng người, thử hỏi sau khi Gia Cát Lượng mất, ai có thể thay thế một người xuất sắc và uy tín như Gia Cát Lượng để đảm nhận chức vụ quan trọng nắm đại quyền như vậy? Là Tưởng Uyển hay ý Phi? Đừng nói Lưu Thiện không đồng ý, chỉ sợ triều thần trên dưới cũng sẽ chẳng ai tán đồng.
Sau khi Gia Cát Lượng mất, Lưu Thiện không lập thừa tướng mà thay vào đó lập ra hai chức là Đại tư mã và Đại tướng quân, lần lượt phụ trách chính sự và quân vụ, ngoài việc vì không ai có thể đảm đương chức vụ thừa tướng và thể hiện sự tôn trọng với Gia Cát Lượng ra, còn có một lý do vô cùng quan trọng, đó là Lưu Thiện không hề ngốc. Lúc Gia Cát Lượng còn sống, Lưu Thiện ngoan ngoãn làm một "thái bình thiên tử", nhưng sau khi Lượng mất, Lưu Thiện làm sao có thể giữ lại chức thừa tướng và giao đại lại đại quyền cho người khác!
Lưu Thiện thiết lập hai chức đại tư mã và đại tướng quân là để phân quyền, quân sự và chính sự tách biệt, Lưu Thiện cũng có thể vùng vẫy, không phải chịu sự kìm kẹp của thừa tướng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?