Vì sao người xưa ví Ngựa là “Rồng trên mặt đất”?
Người Trung Hoa cổ đại tôn thờ Ngựa như “Rồng trên mặt đất”, xếp Ngựa vào hàng “lục súc chi thủ”, vì sao vậy.
Kết thúc buồn của trường lũy hiểm yếu ở Quảng Bình / Điểm danh những loài vật kỳ dị tự chửa rồi đẻ
Ngựa là con vật tượng trưng cho sức mạnh và cái đẹp, là hiện thân của lòng trung thành và sự ngay thẳng. Người Trung Hoa cổ đại tôn thờ Ngựa như “Rồng trên mặt đất”, coi “Long Mã” là hai loài vật đẳng xưng, còn người Ả Rập thì coi ngựa như món quà mà Thánh Allah ban tặng.
Nhìn lại lịch sử, Ngựa giúp loài người mở rộng không gian sống, sinh tồn và cũng giúp loài người thực hiện tham vọng của mình.
Ngựa là một trong những loài gia súc được con người thuần hóa sớm nhất. Thủy tổ của loài ngựa xuất hiện từ rất sớm, khoảng 57 triệu năm trước cuối thời kì Miocene tại Bắc Mỹ.
Tổ tiên giống ngựa hiện đại ngày nay có nguồn gốc là giống ngựa hoang, xuất hiện khoảng 12 triệu năm trước thời kì Pliocene và loài ngựa ngày nay xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước đây. Hơn 4.000 năm trước, những tộc người Trung Á bắt đầu thuần hóa ngựa, cũng kể từ đó, ngựa trở thành công cụ quan trọng trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt của loài người. Sau thế kỷ 15, ngựa theo chân thực dân Châu Âu tràn sang khu vực châu Mỹ và châu Úc.
Ngựa là con vật có trí thông minh cao nhất trong các loài động vật và cũng rất gắn bó với con người. Thông minh, trung thành, cộng thêm tính nhẫn nại và khả năng về tốc độ đã khiến cho ngựa trở thành người bạn đáng tin cậy nhất của con người.
Người Trung Hoa cổ đại còn phong cho ngựa là “Lục súc chi thủ” – nghĩa là con vật đứng đầu trong sáu loại gia súc là ngựa, trâu, dê, lợn, chó, gà. Ngựa có thể để cưỡi, làm xe ngựa hay dùng cho chuyên chở, tuy nhiên vai trò quan trọng nhất phải kể đến của ngựa là vật đồng hành với con người trong chiến tranh. Các tộc người du mục thuần hóa ngựa làm công cụ để mở rộng đất đai và phô trương sức mạnh dân tộc; người Mông Cổ còn được tôn xưng là “tộc người trên lưng ngựa”.
Trước khi tàu chạy bằng hơi nước ra đời, ngựa chính là công cụ di chuyển linh hoạt quan trọng nhất trong quân sự. Marx từng nói: “Kị binh luôn là binh chủng chủ đạo trong bất kì hàng ngũ quân đội nước nào thời kỳ Trung cổ” (Theo “Marx toàn tập”). Có thể nói, ngựa giúp loài người mở rộng không gian sống, đồng thời cũng là công cụ đắc lực giúp loài người thực hiện tham vọng của mình.
Vào thời đại vũ khí lạnh, Ngựa được coi là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sức mạnh của một quốc gia. Trong lịch sử văn hóa Trung Hoa, Ngựa càng mang đậm ý nghĩa tượng trưng. Vào thời đại vũ khí lạnh, ngựa là “vật tư” chiến lược quan trọng nhất. Sở dĩ dân tộc Trung Nguyên với nền văn minh canh nông là chủ đạo luôn bị tộc người du mục phương Bắc xâm chiếm trường kì chủ yếu cũng bởi người du mục phương Bắc có ưu thế quá mạnh về “Kị” và “Xạ” (Cưỡi ngựa và bắn tên).
Kị binh có ưu thế hơn hẳn so với bộ binh về tốc độ và cao độ, cung tên vừa có thể loại bỏ những hạn chế của gươm đao, lại có thể công kích tầm xa rất hiệu quả. Gươm kiếm, thương đao của lực lượng bộ binh đối địch với sức mạnh của cây cung và sự thần tốc của kị binh, thật chẳng khác nào “đâm đầu vào chỗ chết”. Có lẽ vì vậy mà Triệu Vũ Linh Vương mới dám mạo hiểm tiến hành cuộc cải cách trên phạm vi toàn quốc sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc - cải cách “Hồ Phục Kị Xạ”.
Giải thích “Hồ Phục Kị Xạ”: Trong những năm đầu Triệu Vũ Linh Vương cai trị, nước Triệu liên tục bị các bộ lạc phương Bắc quấy rối, thất bại liên miên và bị đặt trong tình huống nguy cấp. Năm 307 TCN, Vũ Linh vương cùng với Phì Nghĩa bàn chính sự, rồi đem quân đánh nước Trung Sơn, nhưng không thắng phải lui binh.
Cùng năm, Vũ Linh Vương triệu kiến quần thần bảo rằng:“Hiện tại Trung Sơn ở giữa, Bắc có nước Yên, đông có Hồ, Tây có Lâm Hồ, Tần, Hàn, nước nào cũng có binh lực hùng mạnh, nước Triệu ta yếu lại ở cái địa thế đó, thì có thể bị diệt. Nếu muốn làm cho đất nước hùng cường, nhất định phải bỏ tục cũ, toàn quốc đổi mặc quần áo người Hồ".(Ý nghĩa: Học theo người Hồ cưỡi ngựa bắn tên).
Kết quả cuộc cải cách này của Triệu Vương thật mỹ mãn, bên cạnh việc nâng cao cơ bản phương thức tác chiến và khả năng chiến đấu, còn giúp quân lực ngày càng lớn mạnh, giúp cho nước Triệu xưng hùng xưng bá một thời.
Và ý nghĩa của cuộc cải cách này không chỉ dừng ở đó; sau nước Triệu, vua nước Tần cũng kế thừa và vận dụng tư tưởng cải cách của Triệu Vương một cách triệt để, đến thời Hán thì phát triển cực độ; một tộc người Hán với phương thức sản xuất chủ yếu là canh nông đã phát triển lực lượng quân chủng kị binh tinh nhuệ đủ sức chiến đấu với tộc người du mục phương Bắc.
Và quan trọng hơn nữa, tinh thần ấy bồi đắp cho khí thế thượng võ, lòng dũng cảm can trường của dân tộc Hoa Hạ, đưa đến kỳ tích Hán Vũ Đế dụng kị binh mà đánh bại quân xâm lược du mục phương Bắc, Đại Hán hùng phong từ đó huy hoàng trong sử sách.
“Sử kí” tập 97 “Lịch Sinh Lục Giả Liệt Truyền – Lục Giả” ghi lại rằng: “ Lục Sinh lúc nào cũng nói đến thơ ca sách vở. Cao đế mắng rằng: Ta nhờ ngồi trên lưng ngựa mà có được thiên hạ, còn ngươi chỉ biết thơ ca. Lục Sinh đáp rằng: “ Nhờ ngồi trên lưng ngựa có trị được nước không? Phải dùng cả văn, cả võ mới là chiến thuật lâu dài”. Đây chính là điển tích “Trên lưng ngựa đoạt thiên hạ”, ý nghĩa của nó cũng giống như câu nói ngày nay: “Phải dùng súng ống mới giành được chính quyền”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Cột tin quảng cáo