Vì sao nhà Tư Mã không dám đụng tới Thục Hán hơn 1 thập kỷ sau khi Khổng Minh qua đời?
Bí mật kiến trúc của người Ai Cập cổ / Những bí mật về đại kim tự tháp Giza
Năm xưa trước khi qua đời ở thành Bạch Đế, Lưu Bị đã phó thác Hậu chủ Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng với hy vọng con trai mình có thể được Khổng Minh phò tá để lèo lái con thuyền của nhà Thục Hán.
Với một người tận trung như Gia Cát Khổng Minh, ông đương nhiên đã dành cả phần đời còn lại để thực hiện nguyện vọng của Tiên chủ, nỗ lực không ngừng chỉ vì một mục đích chấn hưng Thục quốc.
Theo quan điểm của Qulishi, bản thân vị Thừa tướng ấy biết rõ Lưu Thiện thiếu tư chất, cho nên một mặt luôn kề cận khuyên nhủ, bồi dưỡng tân đế, mặc khác lại bắt đầu tiến hành kế hoạch bắc phạt Trung Nguyên với hy vọng có thể giúp hoàng tộc họ Lưu khôi phục giang sơn Đại Hán.
Chỉ tiếc rằng, Khổng Minh lại đụng phải một đối thủ thâm sâu, ẩn nhẫn và giảo hoạt là Tư Mã Ý. Kết quả chẳng những là những lần Bắc phạt liên tiếp gặp thất bại mà ngay tới bản thân ông cũng vì lao lực mà qua đời ở gò Ngũ Trượng.
Thế nhưng điều khiến hậu thế không khỏi băn khoăn lại nằm ở chỗ: Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, kỳ phùng địch thủ Tư Mã Ý cũng không nhân cơ hội đó để lập tức tiêu diệt Thục Hán.
Và thực tế là phải tới 16 năm sau, Tư Mã Ý cùng gia tộc của mình mới bắt đầu có những động thái quân sự mới với đối thủ này.
Vậy đâu là lý do khiến Tư Mã Trọng Đạt không dám đụng tới Thục Hán trong hơn một thập kỷ kể từ sau khi Khổng Minh qua đời?
Qulishi cho rằng, nguyên nhân của điều này bắt nguồn từ 3 lý do chủ chốt dưới đây.
Lý do thứ nhất: Nước Ngụy cần thời gian để khôi phục quốc lực
Trải qua nhiều năm chinh chiến liên miên, cả Tào Ngụy và Thục Hán thực chất đều hao tổn không ít nhân lực, tài lực. Quốc gia cũng vì vậy mà gặp phải không ít khó khăn trên nhiều phương diện.
Hơn nữa, kẻ địch của Tào Ngụy cũng không phải chỉ có một mình Thục Hán. Tôn Quyền và Đông Ngô ở phía nam vẫn luôn nhìn chằm chằm vào cơ nghiệp của họ Tào như hổ đói rình mồi.
Nếu như còn tiếp tục chiến tranh, việc nước Ngụy suy sụp nặng nề chỉ là chuyện sớm muộn. Tới lúc đó, Tôn Quyền hoặc những kẻ địch khác nhất định sẽ thừa nước đục thả câu.
Cho nên việc Gia Cát Lượng qua đời tuy rằng là một tổn thất bất ngờ đối với Thục Hán, thế nhưng đồng thời cũng là một may mắn bất ngờ đối với Tào Ngụy.
Sự ra đi đột ngột của Khổng Minh buộc Thục Hán phải tạm dừng kế hoạch Bắc phạt, từ đó khiến cho Tào Ngụy có thời gian ngưng chiến và khôi phục quốc lực.
Hiểu rõ điều này hơn ai hết, Tư Mã Ý đương nhiên sẽ không dại dột tiếp tục phát động chiến tranh với Thục Hán ngay sau khi Khổng Minh qua đời.
Lý do thứ hai: Tư Mã Ý còn nhiều việc cần giải quyết hơn là lập tức quyết đấu với Thục Hán
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Trong vai trò là một đại thần nước Ngụy, Tư Mã Ý thực chất có vô số những công việc nội chính cần giải quyết chứ không phải chỉ có riêng cuộc chiến với nhà Thục Hán.
Theo đó, Khổng Minh qua đời vào năm 234. Khoảng thời gian từ năm 234 tới năm 237 là lúc Tào Ngụy nghỉ ngơi dưỡng sức.
Tới năm 237, Thứ sử Liêu Đông là Công Tôn Uyên dấy binh nổi loạn, tự lập làm vương và nhiều lần gây hấn với triều đình Tào Ngụy. Năm 238, Ngụy Minh Đế sai Tư Mã Ý suất lĩnh 40 ngàn binh chinh phạt Công Tôn Uyên.
Với một người từng là kỳ phùng địch thủ với thiên tài Gia Cát Lượng, việc tiêu diệt thế lực phản loạn kia đối với Tư Mã Ý mà nói cũng chỉ là một chuyện cỏn con.
Quả nhiên không lâu sau đó, phản loạn bị dẹp, Công Tôn Uyên và con trai đều bị chém đầu dưới tay Tư Mã Ý.
Ảnh minh họa.
Việc ở Liêu Đông vừa dẹp yên, Tư Mã Ý lại nhận được tin cấp báo từ kinh đô về biến cố Ngụy Minh Đế sắp qua đời khiến ông phải vội vã hồi kinh.
Trước phút lâm chung, nhà vua đã phó thác con trai cho hai đại thần là Tư Mã Ý và Tào Sảng phò tá.
Khoảng thời gian đầu sau đó, hai đại thần này cũng có thể xem như hòa thuận. Tuy nhiên Tào Sảng càng lúc càng chuyên quyền và có nhiều hành động chèn ép đối phương.
Như vậy trong giai đoạn này, nhiệm vụ trọng yếu nhất của Tư Mã Ý là đoạt lại quyền hành, không có thời gian hay tâm sức để quan tâm tới Thục Hán.
Trải qua vài năm ẩn nhẫn, Tư Mã Ý rốt cục cũng chớp được thời cơ phát động chính biến lăng Cao Bình, tiêu diệt Tào Sảng và phe cánh để chính thức chấp chưởng quyền hành của triều đình Tào Ngụy.
Lý do thứ ba: Lưu lại Thục Hán là lá bài chủ chốt để bảo toàn tính mạng của Tư Mã Ý
Ảnh minh họa.
Cổ nhân Trung Hoa xưa có câu: "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; Địch quốc phá, mưu thần vong" (có nghĩa là: Thỏ khôn chết, chó săn bị làm thịt; chim đã bay cao thì cung tốt cũng vứt bỏ; Nước địch đã phá xong thì mưu thần sẽ bị diệt trừ).
Một khi Thục Hán bị tiêu diệt, Tư Mã Ý về cơ bản đã mất đi giá trị lợi dụng đối với Tào Ngụy. Khi đã không còn giá trị, bản thân ông và gia tộc hoàn toàn có thể bị nhà vua hay hoàng tộc tùy tiện hạ sát vì một lý do nào đó.
Cho nên, để có thể bảo toàn tính mạng, Tư Mã Ý cũng không thể vội vàng tiêu diệt Thục Hán. Huống chi trong mắt gia tộc Tư Mã, một Thục Hán đã mất đi sự chống đỡ của Gia Cát Lượng từ sớm đã chẳng còn gì đáng phải lo ngại.
Ảnh minh họa.
Minh chứng là sau khi Thục Hán diệt vong, Lưu Thiện từng hỏi Tư Mã Chiêu rằng:
"Vì sao lúc trước các người không ra tay?".
Tư Mã Chiêu cười đáp:
"Dù năm xưa Gia Cát Lượng có còn thì cũng chẳng thể chống đỡ lâu dài, nói chi là một Khương Duy kia?".
Ngụ ý của câu nói này chính là, trong mắt gia tộc Tư Mã, một Lưu Thiện với tư chất tầm thường thì dù cho Gia Cát Lượng còn sống cũng không thể giúp Thục Hán chèo chống lâu hơn, huống chi là một Khương Duy còn kém xa Khổng Minh?
Cho nên, dù cho có không đụng tới Thục Hán thì Lưu Thiện sớm muộn cũng sẽ đẩy cơ đồ này tới bên bờ diệt vong. Nếu đây đã là kết cục khó tránh, vậy thì gia tộc Tư Mã cũng không cần vội vàng hao tốn tinh lực mà đối phó.
Từ những minh chứng trên đây, có thể thấy việc tạm thời bỏ qua cho Thục Hán tới hơn 1 thập kỷ từ sau khi Khổng Minh qua đời thực chất là một bước đi đầy toan tính thâm sâu của Tư Mã Ý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán