Khám phá

Vì sao phụ nữ thời xưa khi lấy chồng lại cần 'quần không đũng' làm của hồi môn?

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc cổ đại, phong tục cưới xin luôn đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là của hồi môn. Nó không chỉ phản ánh tình trạng kinh tế của gia đình mà còn chứa đựng ý nghĩa văn hóa, xã hội sâu sắc.

Tại sao thời xưa ‘Đàn ông 5 to, đàn bà 2 nở’ lại dễ lấy vợ, gả chồng? / 'Cây phất trần' trong tay thái giám thời xưa có công dụng gì? Chủ yếu là để thuận tiện cho hoàng đế

Mỗi món đồ trong của hồi môn đều mang một ý nghĩa và phước lành riêng, và một trong những của hồi môn đặc biệt cần thiết đó là “quần không đũng”. Có thể sẽ có người tò mò tại sao thời Trung Quốc cổ đại, khi người phụ nữ đi lấy chồng, gia đình lại đặc biệt chuẩn bị một chiếc “quần không đũng” làm của hồi môn? Nguyên nhân thực ra rất đơn giản.

của hồi môn 0

Ảnh minh họa

của hồi môn 1

Việc cha mẹ trao của hồi môn cho con gái trong ngày cưới là một phong tục có từ thời cổ xưa (Ảnh minh họa)

Nguồn gốc của quần không đũng có thể bắt nguồn từ thời cổ đại. Trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, người ta đã phát minh ra quần để chống lạnh và giữ ấm. Loại trang phục này, gồm có hai ống trụ, dùng để đeo vào chân, thực chất là mẫu quần không đũng nguyên bản.

của hồi môn 8

của hồi môn 6

(Ảnh minh họa)

 

 

Vào thời điểm đó, người phụ nữ sẽ mặc quần không đũng ở trong, bên ngoài là xiêm áo dài. Cho đến thời nhà Hán, Hoắc Quang - một vị tướng nắm quyền hành trong triều đình đã thực hiện thay đổi trang phục của phụ nữ. Theo đó, Hoàng hậu đương thời nhà Hán khi đó lại là cháu gái ngoại của ông. Hoắc Quang luôn hy vọng Hoàng hậu sẽ sinh được tiểu vương tử để bảo toàn quyền lực cho gia đình họ Hoắc. Thế nhưng lúc ấy, sức khỏe của Hoàng hậu và Hoàng thượng đều không tốt, việc sinh con vô cùng khó khăn. Hoắc Quang đã quy định tất cả phụ nữ trong cung đều phải mặc "quần có đũng" để ngăn cản các mỹ nhân trong hậu cung quyến rũ Hoàng thượng, tranh giành sủng ái với cháu gái của ông.

của hồi môn 7

Tuy nhiên, dù có chiếc quần che cơ thể ra đời nhưng cha mẹ xưa vẫn chuẩn bị một chiếc quần không đáy làm của hồi môn cho con gái khi lấy chồng. Những lý do đằng sau cách tiếp cận này thực sự rất sâu sắc và thực tế.

Trong các xã hội nông nghiệp cổ xưa, khuyến khích có thêm con cái là phương tiện chính để nâng cao sức mạnh quốc gia. Vì vậy, các triều đại trước đây đều có quy định nghiêm ngặt về độ tuổi kết hôn, con gái thường kết hôn khi ở độ tuổi mười ba, mười lăm hoặc mười sáu.

của hồi môn 5

(Ảnh minh họa)

 

 

Vào thời đó, đạo đức là vấn đề ​​rất nghiêm khắc, nam nữ không được phép thân mật với nhau. Sự hiểu biết về hôn nhân là vô cùng non nớt. Nhiều cô dâu thậm chí có thể không biết ý nghĩa thực sự của đêm tân hôn vì còn quá ít tuổi. Làm sao một cô dâu đội khăn trùm đầu màu đỏ lại dám cởi quần áo trước mặt người lạ?

Các bé gái ở độ tuổi này biết rất ít hoặc không biết gì về hôn nhân và tình dục. Cha mẹ sẽ bất tiện khi giải thích trực tiếp những vấn đề này. Vì lý do này, các bậc cha mẹ đã chuẩn bị chiếc quần không đũng để truyền đạt việc này một cách tinh tế cho con gái.

của hồi môn 4

(Ảnh minh họa)

 

 

Chức năng của chiếc quần không đũng thực chất là điềm báo về tương lai của cặp đôi sau hôn nhân. Việc mở đáy quần hoàn toàn bộc lộ sự kết nối giữa cơ thể nam và nữ. Khi cô dâu mặc nó vào, cô ấy có thể hiểu rõ điều gì sắp xảy ra trước mặt mình, điều này cũng giúp cô ấy tránh khỏi bối rối khi phải ngượng ngùng giải thích.

 

Vai trò của chiếc quần không đũng trong đám cưới thời xưa còn vượt xa hơn thế. Cô dâu mặc quần không đũng không chỉ giữ được sự e thẹn, đoan trang nhất định mà còn âm thầm truyền tải những kiến ​​thức cần thiết trong cuộc sống hôn nhân. Đây không chỉ là sự quan tâm, yêu thương của cha mẹ dành cho con gái mà còn là lời chúc thầm lặng cho cô dâu bước vào cuộc sống mới. Đồng thời, điều này cũng phản ánh sự khép kín, hạn chế về kiến ​​thức tình dục của phụ nữ trong xã hội cổ đại.

của hồi môn 3

(Ảnh minh họa)

 

 

Ngoài quần không đũng, của hồi môn của phụ nữ xưa còn có những món đồ phong phú khác như bàn ghế, đồ dùng… Tất cả đều nhằm mục đích giúp cô dâu thích nghi và sống tốt hơn trong cuộc sống hôn nhân. Thời xưa, của hồi môn không chỉ là sự chăm sóc, chúc phúc của người cha mẹ dành cho con gái mà còn là biểu tượng cho địa vị và sự giàu có trong gia đình của người phụ nữ.

Tất nhiên, ngày nay chúng ta khó có thể tưởng tượng được nỗi bối rối của thời kỳ xa xưa đó. Trong thời đại hiện đại, nam nữ bình đẳng và tình yêu tự do, các cặp đôi có thể sống chung trước hôn nhân. Đâu cần phải nhắc nhở khéo léo như vậy?

 

của hồi môn 2

(Ảnh minh họa)

 

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm