Vì sao thành cổ Lâu Lan mất tích?
Sửng sốt nguyên nhân khiến đế chế Maya diệt vong trong nháy mắt / Tiết lộ sốc về gia tộc Sa hoàng Nga trước khi diệt vong
Di chỉ thành cổ (Tk 1 TCN – 5 SCN)
Nằm trên con đường tơ lụa, cửa ngõ giao thông Đông Tây cổ, mậu dịch tơ lụa đã mang lại phồn vinh một thời cho ốc đảo Lâu Lan nằm bên hồ La Bố cổ đại.
Vương quốc Lâu Lan cổ cách đây hơn 2100 năm là một trạm mậu dịch trung chuyển trên con đường tơ lụa nối Trung Quốc, Ba Tư, Ấn Độ, Syria, Đế quốc La mã. Đồng thời nó cũng là một trong những đô thị lớn phồn hoa nhất, mở cửa sớm nhất trên thế giới. Thế nhưng, khoảng năm 500, nó đã biến mất một cách thần bí trong lịch sử Trung Quốc chỉ trong một đêm, rất nhiều dân du cư cũng đồng thời “mất tích”. Họ đã đi đâu? Bao nhiêu năm nay điều này vẫn là câu đố nan giải.
Căn cứ vào ghi chép sách sử, Lâu Lan là một thành bang lớn. Trong thành người dân sống đông đúc, ngoài thành đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Trong 36 nước ở Tây Vực (Tân Cương kinh tế và văn hoá của Lâu Lan phát triển nhất. Ở thời kỳ Lưỡng Hán, quan hệ giữa Lâu Lan và nội địa luôn vô cùng mật thiết, nhưng đến sau thời kỳ Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều. Lâu Lan dần dần cắt đứt quan hệ với nội địa, rồi lặng lẽ biến mất trong lịch sử Trung Quốc. Đến đời Đường, tuy con đường tơ lụa vẫn thông suốt, nhưng mọi người không biết Lâu Lan ở đâu. Mặc dù một số nhà văn, nhà thơ đương thời đều nhắc tới Lâu Lan, nhưng cũng chỉ là một “danh từ” thay thế mà thôi, còn họ không biết tăm tích của thành cổ này ở đâu.
Vậy thành cổ Lâu Lan đã biến mất đi đâu?
Các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra nhiều giải thích khác nhau. Có người cho rằng, nguyên nhân có thể là hồ La Bố khô cạn, sự thay đổi hoàn cảnh tự nhiên, dòng sông đổi dòng…Cũng có người nói, thượng nguồn sông Khổng Tước dẫn nước không hợp lý. Có người chỉ ra rằng, do đường tơ lụa thay đổi, hoặc dân tộc khác xâm lược. Nguyên nhân thực sự khiến Lâu Lan biến mất là gì?
Thành cổ Lâu Lan đã mất tích.
Mùa xuân năm 1900, nhà thám hiểm Thuỵ Điển Seven Herdin khi đang thăm dò miền Tây hồ La Bố, hướng dẫn viên người Duy Ngô Ardic trở về trại khảo sát để lấy chiếc cuốc thì gặp bão, lạc phương hướng. Sau sự việc đó, anh hướng dẫn viên dũng cảm này không những trở về trại khảo sát, lấy được chiếc cuốc, mà còn phát hiện một chiếc tháp Phật lớn và khu phế tích. Những cây gỗ điêu khắc tinh xảo ở đây bị vùi một nửa trong cát, còn có những đồng tiền cổ. Năm 1903, Seven Herdin chính thức đi vào ngôi thành cổ này. Ông đã sững người trước cảnh tượng đập vào mắt mình. Trong một tường thành dài rộng 300m, các xà gỗ nằm ngổn ngang dưới ánh nắng và gió cát khô nóng. Căn cứ vào kiểu dáng quy cách của công trình kiến trúc, có thể phán đoán chỗ này là cơ quan chính quyền, chỗ kia là nhân dân, chỗ kia nữa là đền miếu… Có một tháp Phật cao ở giữa thành cổ. Seven Herdin tiến hành khai quật thành cổ này, thu được rất nhiều văn vật quý giá. Các loại thẻ gỗ và văn thư ghi chép tình hình trồng trọt và vận chuyển lương thực địa phương, rất nhiều tư liệu tinh xảo và tiền đồng niên đại các triều đại Trung Quốc. Các cổ vật này đã phản ánh sự giao lưu kinh tế giữa vùng này và nội địa đạt mức cao. Trong khi khai quật, nhà thám hiểm dũng cảm này vô tình phát hiện ra một tờ tiấy ghi rõ 2 chữ “Lâu Lan”. Từ đó, thành cổ Lâu Lan biến mất hơn 1000 năm đã xuất hiện. Sau khi về nước, Herdin tuyên bố, mình đã phát hiện ra thành Lâu Lan nổi tiếng có ghi chép trong lịch sử Trung Quốc. Sự phát hiện này đã gây chấn động trên toàn thế giới.
Thẻ gỗ chữ Hán khai quật ở di chỉ Lâu Lan cổ
Thành cổ Lâu Lan đã được tìm thấy, nhưng mọi người nêu một câu hỏi mới: Vì sao thành cổ Lâu Lan đột nhiên biến mất? Đối với nguyên nhân biến mất ấy, các nhà khoa học đã tiến hành thăm dò nhiều mặt, nêu ra rất nhiều suy đoán cũng như nhận định khác nhau.
Có ý kiến cho rằng, xung quanh Lâu Lan có rất nhiều dân tộc hùng mạnh. Những dân tộc này đã sử dụng kỵ binh đột phá nước cổ hoà bình, cướp bóc tàn phá giết chóc cư dân thành cổ. Kết quả, thành cổ này trở thành hoang phế. Thực tế, cách giải thích này không tìm được bằng chứng lịch sử.
Có người cho rằng, sự tiêu vong của thành cổ Lâu Lan là do sự thay đổi khí hậu. Khí hậu ở đây vô cùng khô hanh, mấy năm liền không hề có mưa. Khí hậu này là điều kiện lý tưởng cho công việc bảo quản các cổ vật. Những thi thể hàng ngàn năm chôn ở đáy vẫn không hề thối rữa, trở thành “xác ướp”. Họ suy đoán, 2000 năm qua, khí hậu miền Trung châu Á đang phát triển theo hướng ngày càng khô hanh. Thời kỳ Lâu Lan phồn vinh, khí hậu khá ôn hoà ẩm ướt, thích hợp cho cây trồng phát triển. Sau này, khí hậu khô hanh, gió cát càng nhiều, cây trồng nhiều năm liền không có hạt. Nông nghiệp không thể đứng vững. Trong tình trạng vô cùng khắc nghiệt và không có cách nào sống được, người dân buộc phải chuyển đi nơi khác.
Tác phẩm gấm thêu thời Đông Hán
Hai cách giải thích trên tuy có một số lý lẽ, nhưng không được giới học thuật công nhận, bởi không đưa ra bằng chứng cụ thể để chứng minh các nhận định ấy.
Hiện nay, giới học thuật có một cách giải thích mới –“thuyết nguyền nước đoạn tuyệt”. Họ cho rằng, giả thuyết này có thể giải thích chính xác Lâu Lan suy vong, Lâu Lan vốn nằm ở miền Đông bồn địa Tháp Lý Mộc - một nơi cực kỳ khô hanh. Thành cổ Lâu Lan nằm ở hạ du sông Tháp Lý Mộc, bên cạnh hồ La Bố, có thể dẫn nước tưới cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp. Sau này, sông Thác Lý Mộc đổi dòng, hồ La Bố mất nguồn nước trở thành nơi khô cạn. Lâu Lan từ đó mất nguồn sinh sống. Cư dân đành phải đi khỏi nơi đây. Thành Cổ dần dần bị gió cát vùi lấp. Khảo sát thực địa bên ngoài thành cổ có thể chứng minh giả thuyết này. Các nhà khảo cổ đã tìm được di tích con sông cổ đại ở gần Lâu Lan. Hồ La Bố trong lịch sử quả thật đã xảy ra nhiều lần thay đổi.
Xét từ tính thuyết phục của giả thuyết, hầu như cách giải thích này phù hợp với sự thật hơn. Song, đáng tiếc là giả thuyết này không tìm thấy trong sách sử! Theo quy luật, nguồn nước bị suy kiệt là một quá trình thay đổi dần dần, lâu dài. Nếu thực tế sự việc đó xảy ra, sách sử đương nhiên phải ghi chép lại. Chúng tôi tin rằng, ít lâu nữa các nhà khoa học sẽ tìm được đáp án chính xác hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách