Vị tướng duy nhất của Việt Nam được mệnh danh ‘Hổ cụt Tây Nguyên’, địch nghe tên là thấy ớn lạnh
Ngôi mộ chôn cất con người lâu đời nhất thế giới nằm ở đâu? / Dòng họ có nhiều vua nhất lịch sử Việt Nam, trị vì đất nước 390 năm, nay chiếm 8% dân số nước ta
Trong quân đội Việt Nam, nhắc đến biệt danh “Hổ cụt Tây Nguyên” không ai không biết. Ông chính là Thượng tướng Lê Hữu Đức (1925 – 2018), quê huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tướng Đức là cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng.
Ông xuất thân là một chàng thanh niên bình thường, theo học Tú tài ở Huế. Năm 1945, chàng trai Lê Hữu Đức giác ngộ cách mạng rồi lên đường Nam tiến chiến đấu tại Quảng Nam. Ông trải qua từng chức vụ, từ chiến sĩ rồi lên đến Đại đội trưởng.
Năm 1947, khi đang chỉ huy đơn vị chống quân Pháp ở huyện Đại Lộc, đồng chí Lê Hữu Đức khi đó là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 17, Trung đoàn 96, Liên khu 5 bị thương nặng. Vì vóc dáng ông cao to, lại mặc đồ trắng nên máy bay Pháp đã nhắm vào. Sau khi trúng loạt đạn thứ hai, ông bị thương nặng, mất đi bàn tay trái. Năm đó, đồng chí Lê Hữu Đức chỉ mới 23 tuổi. Hơn cả đau buồn vì mất tay, ông lo lắng sợ vì chuyện này mà bị chuyển công tác, loại khỏi vòng chiến đấu.
Nào ngờ, dù mất đi 1 bàn tay, đồng chí Lê Hữu Đức vẫn chinh chiến kiên cường khắp chiến trường Nam Trung Bộ (1947 – 1953), sau đó là lên Tây Bắc tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ rồi tham gia chiến đấu ở Tây Nguyên.
Nói đến “Hổ cụt Tây Nguyên”, ai cũng phải nể phục. Ông là nỗi sợ hãi của Mỹ ngụy thời bấy giờ. Kẻ thù còn treo thưởng: Ai lấy được đầu, đoạt được mạng sống của ông sẽ được lĩnh hàng ngàn đô la. Nhưng cuối cùng, không một kẻ địch nào được lĩnh thưởng, dù bom đạn của chúng đã khiến Lê Hữu Đức bị thương tới 17 lần.
Khi nói về biệt danh độc lạ của mình, vị tướng này giải thích:“Thường con hổ cụt là con dũng mãnh nhất (ông cười). Nhưng nói thế thôi, đi chiến đấu mà chỉ còn một tay là vô vàn khó khăn. Tôi người to cao, lại chỉ một tay, cậu thử tưởng tượng xem mỗi lần vào đồn địch trinh sát với dày đặc dây thép gai thì vất vả như thế nào? Thế mà tôi nhiều lần cùng với cấp dưới vào đồn địch. Bởi trong chiến đấu, nếu người chỉ huy mà không tỉ mỉ, chính xác thì cầm chắc thất bại”.
Trung tướng Lê Hữu Đức (ngoài cùng bên trái) trong một lần báo cáo tình hình chiến dịch với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: VGP
Bức ảnh chụp lúc 12h50 ngày 30.4.1975 tại Tổng hành dinh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Đại tá Lê Hữu Đức ngoài cùng bên trái)
Ông có phương châm “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ”, luôn là nỗi ám ảnh của quân thù. Không chỉ dũng mãnh trên chiến trường, Trung tướng Lê Hữu Đức còn được nhận xét là một trong những người làm công tác tham mưu nổi tiếng ở Tổng hành dinh trong mùa Xuân Đại thắng năm 1975. Có người ca ngợi vị tướng này sở hữu bộ não tham mưu đại tài, góp công lớn vào thắng lợi của quân và dân ta năm đó.
Tháng 1/1980, đồng chí Lê Hữu Đức được phong quân hàm Thiếu tướng. Đến tháng 6/1988, ông lên Trung tướng và được phong học hàm Phó giáo sư vào năm 1992. Xuyên suốt cuộc đời binh nghiệp, vị tướng này đã lập không biết bao nhiêu chiến công và được trao tặng rất nhiều huân, huy chương cao quý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà