Vị vua anh minh hiếm có nhất Trung Quốc: Bị cha ghẻ lạnh, được bà nội nuôi dạy, lên ngôi khi mới 8 tuổi
Vua Khang Hi, tên thật laÀí Tân Giác La Huyền Diệp (1654 - 1722) là vị vua thứ 4 của nhà Thanh. Ông cai trị toàn cõi Trung Quốc từ năm 1662 đến khi qua đời.
Trong lịch sử Trung Hoa, Khang Hi nổi tiếng là vị minh quân hiếm có, biết chiêu mộ hiền tài, luôn lấy dân làm gốc và có tấm lòng bao dung, độ lượng.
Ông cũng là vị vua thường xuyên cải trang làm dân thường để đi thị sát, tìm hiểu cuộc sống của dân. Vậy nên, người Trung Quốc hay có câu "Khang Hi vi hành" để nói về vị vua này. Câu chuyện vi hành của ông cũng là nguồn cảm hứng cho bộ phim nổi tiếng Trung Quốc một thời Khang Hi vi hành.
Đứa con bị cha ghẻ lạnh, bà nội nuôi dạy
Khang Hi là con trai của Thuận Trị Hoàng đế và Hiếu Khang Hoàng hậu. Mẹ của ông vốn họ Đông thị, về sau đổi thành Đông Giai thị, là con gái của một công thần. Cuộc hôn nhân của Hoàng đế và Đông thị vốn chỉ là cuộc hôn nhân chính trị được sắp đặt, nên mẹ của Khang Hi không được vua sủng ái. Vậy nên, Thuận Trị Hoàng đế cũng không mặn mà gì với Huyền Diệp.
Tuy nhiên, bà nội của Khang Hi là Hiếu Trang Hoàng thái hậu lại cực kỳ cưng chiều cháu. Khi Huyền Diệp lên 8 tuổi, Thuận Trị Hoàng đế qua đời. Ông được bà nội nuôi nấng và sắp đặt để kế thừa ngai vàng.
Dù tuổi còn nhỏ lại được bà nội cưng chiều, nhưng Khang Hi tỏ ra là một đứa trẻ ngoan ngoãn, thông minh và ham học hỏi. Theo Wikipedia, nhà Hán học Herbert Giles ghi chép rằng Huyền Diệp là một cậu bé có thân hình cân đối, đôi mắt to lanh lợi và yêu thích các môn thể dục, thường dành 3 tháng mỗi năm để đi săn bắn. Tuy nhiên trong mắt Huyền Diệp có vài đốm nhỏ là di chứng của bệnh đậu mùa mà ông mắc khi 5 tuổi.
Ngày 7/2/1662, dù mới tròn 8 tuổi nhưng Huyền Diệp đã lên ngôi, lấy niên hiệu là Khang Hi. Hiếu Trang Hoàng thái hậu được tôn làm Thái hoàng thái hậu, giúp đỡ vị vua nhỏ tuổi cùng 4 đại thần làSách Ni, Tô Khắc Táp Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái giải quyết chuyện triều chính.
Minh quân có công thống nhất đất nước
Dẹp loạn gian thần
Nổi tiếng là vị vua anh minh, có công lớn trong lịch sử Trung Hoa, Khang Hi Đế không chỉ chiếm được lòng dân mà còn giúp dẹp loạn, thống nhất và duy trì sự cường thịnh cho Đế quốc Đại Thanh.
Bởi lên ngôi từ lúc còn quá nhỏ nên Khang Hi Đế không được lòng tất cả các đại thần, ngay cả 4 vị quan hầu cận ngay bên cạnh ông. Đặc biệt Ngao Bái là quan thần tỏ rõ thái độ hống hách, không phục Hoàng đế và lôi Át Tất Long về phe cánh của mình.
Sách Ni tuổi cao sức yếu, gần như không thể phò tá gì cho vị vua nhỏ tuổi. Chỉ có duy nhất Tô Khắc Táp Cáp là trung thần, tính tình cương trực. Dù phản đối Ngao Bái nhưng xét về thế lực, vị quan này yếu thế hơn hẳn.
Ở thời điểm Khang Hi lên ngôi, Trung Hoa còn tồn đọng nhiều vấn đề bất cập: dân chúng lầm than lại bất mãn với triều đình, thù trong giặc ngoài, đất nước còn bị chia cắt. Vậy nên, việc các quan thần chia bè kéo cánh kết hợp với khó khăn ngoài triều chính khiến cho trách nhiệm càng lớn lao đè nén lên ngai vàng của vị vua nhỏ tuổi.
Tuy nhiên, nhờ sự hậu thuẫn vững chắc của Thái hoàng thái hậu, vua Khang Hi từng bước chậm mà chắc vừa học hỏi lại vừa tiếp quản vương triều một cách chắc chắn.
Trước thế sự nước nhà, Hoàng thái hậu Hiếu Trang hỏi cháu nghĩ gì, vua Khang Hi trả lời: "Duy nhân giả vô địch" (nghĩa là: "Chỉ có người nhân từ mới không có kẻ địch"). Vậy nên, ông cai quản nước nhà với một tấm lòng bao dung, độ lượng.
Trước các quan thần, ông nói: "Định loạn chi phương, duy sùng thượng khoan đại, khoan tắc đắc chúng. Trì thiên hạ chi đạo, dĩ khoan vi bản" (nghĩa là: "Để dẹp loạn, chỉ có duy trì lòng khoan dung, tấm lòng rộng rãi ắt được lòng dân. Đạo lý trị vì thiên hạ, lấy khoan dung làm căn bản").
Năm 1666, Ngao Bái tìm mọi cách trừ khử các quan thần phản đối hắn bên cạnh vua. Sau khi đạt được mục đích, hắn ngày càng lộng hành, không coi vua ra gì. Quá phẫn nộ với hành động ngang ngược của Ngao Bái, năm 1667, vua Khang Hi muốn trừ bỏ gian thần để dẹp loạn triều chính trước tiên. Tuy nhiên, bè cánh của Ngao Bái quá đông, Khang Hi Đế phải nghĩ cách dẹp loạn từ từ.
Mất 2 năm sau đó, đến năm 1669, Ngao Bái bị vạch trần tội ác và tống giam trong ngục. Ít lâu sau, tên gian thần này chết trong ngục tối. Từ đó, vua Khang Hi chính thức tự quyết chuyện triều chính.
Lấy dân làm gốc, chiêu mộ hiền tài
Sau khi dẹp loạn trong cung, vua Khang Hi chú trọng chăm lo cho đời sống của nhân dân. Ông thường xuyên đi vi hành, khảo sát tình hình của dân chúng để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp. Ông tập trung phát triển sản xuất, bãi bỏ thuế ruộng để giảm bớt gánh nặng cho nông dân, xây dựng các công trình thủy lợi, nổi bật là đê sông Hoàng Hà.
Bên cạnh đó, Khang Hi Đế cũng thi hành rộng rãichính sách loại bỏ, giảm bớt hình phạt. Năm thứ 22 thời Khang Hi, tổng số phạm nhân bị phán quyết án tử hình chỉ có chưa đến 40 người.
Không chỉ tự mình đi thị sát dân chúng, coi dân như con mà ông còn căn dặn các quan thần phải "lấy dân làm gốc". Trong suốt quãng thời gian trị vì, Khang Hi Đế một lòng một dạ với tiêu chí: "Quốc gia dùng người, lấy đức làm gốc, tài nghệ là thứ yếu. Tài đức đều cao thì tốt, nếu có tài mà không có đứcthì cũng không bằng người có đức mà không có tài". Vậy nên, ông luôn đề cao cái Đức, cái Tâm lên trước cái Tài.
Đây cũng là tiêu chuẩn kén người hiền tài để phục vụ nước nhà của Khang Hi. Trong sử sách có ghi lại quan điểm của Khang Hi như sau: "Xét tài năng thì phải lấy đức làm căn bản, đức hơn tài thì là người quân tử, tài hơn đức là kẻ tiểu nhân".
Chiêu mộ được người tài năng, đức độ rồi, vua Khang Hi tiếp tục cho họ cơ hội để bồi đắp tri thức cũng như mở mang đầu óc. Ông gửi nhiều thanh niên Trung Quốc sang Pháp du học, và trọng dụng một số người phương Tây vào làm quan thần trong cung.
Ở thời Khang Hi, có một người mang quốc tịch Đức là Adam Schall von Bell được Khang Hi gọi là Thông Minh Giáo sư, và một người mang quốc tịch Bỉ là Ferdinand Verbiest chuyên về cơ khí, có khả năng đúc súng, luyện kim.
Song song với việc cai trị đất nước, vua Khang Hi cũng vẫn giữ tinh thần ham học hỏi. Ông tìm hiểu thêm văn hóa phương Tây và đưa nền văn hóa đó du nhập vào Trung Hoa. Chính Khang Hi đã tổ chức cho các nhà khoa học Trung Hoa và phương Tây cùng hợp tác biên soạn những bộ sách kiến thức hỗn hợp đông – tây về thiên văn học, số học, âm nhạc để lưu hành trong nước.
Thống nhất Mãn - Hán
Trong suốt triều đại nhà Thanh (1644-1912), Trung Hoa nằm dưới quyền cai trị của người Mãn Châu đến từ phương Bắc. Nội bộ Trung Hoa luôn có sự xung đột sắc tộc giữa người Hán và người Mãn.
Khang Hi Đế là người đã nhận ra để củng cố quyền lực và sự lớn mạnh của nước nhà, cần phải thống nhất các dân tộc lại với nhau. Vậy nên, trước mọi quan lại trong triều, Khang Hi Đế luôn nhấn mạnh: "Mãn hay Hán đều là bề tôi của trẫm. Mãn Hán là một thể thống nhất".
Theo sử sách, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng rất nhiều dưới thời vua Khang Hi. "Từ trước đến thời Khang Hi, Trung Quốc chưa từng có thời kỳ nào lãnh thổ rộng lớn, thống nhất, đa sắc tộc và được quản lý hiệu quả, lâu dài như vậy", Wikipedia viết.
Năm 1720, vào ngày sinh nhật thứ 66 của Khang Hi Đế, triều đình mở đại yến tiệc kéo dài 3 ngày nhằm ăn mừng kỷ niệm Mãn Hán thống nhất. Bữa tiệc này còn được gọi là "Mãn Hán toàn tịch" nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'