Vị vua có nhiều hoàng hậu nhất sử Việt: Chào đời trong chùa, vừa sinh ra lòng bàn tay đã có 4 chữ đỏ
Clip: Rắn hổ mang chúa nuốt chửng kẻ đi săn mồi trong chớp mắt / Clip: Một phút sơ sẩy, “sát thủ” đầm lầy Amazon trở thành miếng mồi của trăn khổng lồ Anaconda
Trong lịch sử Việt Nam có một trường hợp rất đặc biệt khi phò mã lại được quần thần suy tôn lên làm vua. Người được nhắc đến chính là trường hợp vua Lý Công Uẩn (974 – 1028).
Lý Thái Tổ tên húy là Lý Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông từng làm việc trong triều đình Tiền Lê ở Hoa Lư. Sau này, đến thời Lê Long Đĩnh, ông được phong làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ (Tổng chỉ huy quân vệ binh của vua). Cũng trong thời gian làm quan nhà Tiền Lê, Lý Công Uẩn được vua Lê Đại Hành gả công chúa Lê Thị Phất Ngân (con gái vua Lê Đại Hành và Hoàng hậu Dương Vân Nga).
Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh qua đời, Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua, lập ra nhà Lý. Ông được gọi là vua Lý Thái Tổ, một trong những vị minh quân có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Tháng 7/1010, vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Đây là bước ngoặt lịch sử với dân tộc, mở ra thời kỳ mới cho nước ta.
Trong 20 năm trị vì, Lý Thái Tổ là vị vua có nhiều hoàng hậu nhất nhà Lý nói riêng, lịch sử phong kiến Việt Nam nói chung. Sau khi lên ngôi ông đã lập đến 6 hoàng hậu. Nhưng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì trong số đó chỉ có đích phu nhân là hoàng hậu Lập Giáo được ban xe kiệu, y phục khác hẳn những người còn lại.
Đến năm 1016, vị vua này tiếp tục lập thêm 3 hoàng hậu nữa, nâng tổng số hoànghậu của mình lên con số 9.
Nói về xuất thân của vua Lý Công Uẩn, Việt Sử Thông Giám Cương Mục cho biết mẹ ngài là Phạm Thị một lần lên chùa Tiêu Sơn lỡ xảy ra tư tình với thần nhân rồi mang thai. Ngày nay ở chùa Tiêu (Bắc Ninh) vẫn còn câu đối chữ Hán nói về tích này: “Lý gia linh tích tồn bi kỷ/Tiêu Lĩnh danh kha đắc sử huyền” (tạm dịch: Dẫu thiêng nhà Lý còn bia tạc/Danh thắng non tiên có sử truyền).
Nhưng lại có nguồn tin cho rằng vua Lý Công Uẩn là con bà Phạm Thị Ngà, người làng Hoa Lâm, chuyên làm công quả tại chùa. Khi sinh ra Lý Công Uẩn khôi ngô, tuấn tú, vốn đã mang quý tướng.
Tương truyền, vào một đêm trời trong sáng lạ lùng, có mây ngũ sắc xuất hiện thì vua chào đời. Vị sư trụ trì chùa Ứng Tâm (hay chùa Cổ Pháp, chùa Dận) trước đó đã được báo mộng về việc ngày mai phải đón vua. Sáng hôm sau, ông nhìn thấy người đàn bà họ Phạm đang ở nhờ chùa lại sinh ra một cậu bé tướng tá hơn người. Đặc biệt, trong lòng bàn tay cậu bé có 4 chữ đỏ như son: “Sơn hà xã tắc”.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng vua sau đó được mẹ gửi làm con nuôi sư Lý Khánh Vân (trụ trì chùa Cổ Pháp). Chính vị sư này đã đặt tên cho ông là Lý Công Uẩn. Đến tuổi đi học, Lý Công Uẩn được sư Khánh Văn gửi đến chùa Lục Tổ để sư Vạn Hạnh dạy bảo. Cũng chính Thiền sư Vạn Hạnh là người giới thiệu ông cho vua Lê Đại Hành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ