Vị vua duy nhất của Việt Nam quy y cửa Phật: 2 lần từ chối trở lại ngai vàng, xuất gia ở tuổi 41
7 thứ con người phát minh ra nhờ những tai nạn phi thường / Choáng váng khi quy đổi tài sản của Hòa Thân ra tiền hiện đại: Lọt top 3 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc do Forbes xếp hạng
Vua Trần Nhân Tông – Phật Hoàng Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm sinh ngày 11/11 âm lịch năm Mậu Ngọ niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức 7/12/1258). Ông là con trai trưởng của Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu Trần Thị Thiều.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn Thư, ngay từ khi sinh ra Trần Khâm đã có tướng mạo rất phi phàm, có màu sắc hoàng kim, nước da vàng sáng rất đẹp nên vua cha và ông nội – Thái thượng hoàng Trần Thái Tông đã gọi ông là Kim Tiên đồng tử.
Ảnh minh hoạ.
Vào năm 1274, khi 16 tuổi, Trần Khâm được phong làm Hoàng Thái tử. Đã 2 lần ông từ chối ngôi vị và thuyết phục vua cha lập em ông lên thay nhưng vua cha không đồng ý. Sau đó, vua cha đã sắp xếp hôn lễ cho Trần Khâm lấy trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc Mẫu (tức Khâm Từ Hoàng hậu sau này). Hai vợ chồng sống trong cảnh vui hòa, hạnh phúc nhưng tâm của Trần Khâm vẫn luôn ưa thích sự tu hành.
Thậm chí có lần Trần Khâm trốn lên núi Yên Tử ẩn tu, vua chah ay tin sai các quan đi tìm, bất đắc dĩ ông phải quay về cung thành. Trần Khâm chấp nhận ngôi Thái Tử nhưng ông vẫn duy trì nếp sống thanh tinh trên tinh thần Phật giáo. Ông cũng dành nhiều thời gian đàm đạo với thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ (tức Hưng Ninh vương Trần Quốc Tung – anh họ của Trần Thánh Tông) và tôn xưng vị này làm thầy mình.
Khi trưởng thành, Ngài được vua cha đặc biệt quan tâm, nhằm chuẩn bị cho việc kế tục ngai vàng, chấn hưng Đại Việt. Năm 21 tuổi (năm 1279), Trần Khâm lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Trần Nhân Tông, tự xưng là Hiếu Hoàng. Vào năm 1279 đức vua Trần Nhân Tông đổi niên hiệu là Thiệu Bảo, kế nghiệp các tiên đế nhà Trần.
Được biết, sau khi lên ngôi, vua Trần Nhân Tông đã đưa ra rất nhiều chính sách khoan hòa nhân dân, lấy đức mà trị vì Đại Việt, chăm lo cho dân chúng, xây dựng quốc gia hòa bình thịnh trị.
Sau 15 năm trị vì từ (8/11/1278 – 16/4/1293), vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con trai là Trần Thuyên ( tức vua Trần Anh Tông) và lên ngôi Thái thượng hoàng, chuẩn bị con đường xuất gia tu hành.
Đến tháng 10/1299, Trần Nhân Tông quyết định xuất gia đi tu ở núi Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) khi đó ông 41 tuổi. Tại đây, ông lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà và sáng lập nên dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sau đó, ông lập chùa, cất tinh xá, khai giảng để tiếp tục độ chúng Tăng, vì vậy học chúng đua nhau đến rất đông.
Sau đó, Ngài đến chùa Phổ Minh ở Phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định) lập giảng đường, giảng dạy mấy năm. Ngài lại vân du đến trại Bố Chính lập am Tri Kiến (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) rồi ở đó. Khi tu tập trên núi Yên Sơn thành tựu được sự giác ngộ, Ngài xuống núi đi hoằng dương Phật Pháp, làm lợi lạc cho chúng sinh.
Năm 1308, sau nhiều năm xuất gia tu tập, Thượng hoàng Trần Nhân Tông (hiệu là Trúc Lâm đại sĩ) viên tịch tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử. Với những đóng góp to lớn của Trần Nhân Tông cho đạo pháp và dân tộc, ông đã được người đời kính trọng, sau được suy tôn là Phật Hoàng Trần Nhân Tông (hay còn gọi là vua Phật Việt Nam).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?