Võ Tắc Thiên sinh thời đặc biệt sủng ái một nữ tể tướng, 1500 năm sau khai quật lăng mộ, hậu thế mới hiểu vì sao!
Tại sao Võ Tắc Thiên không truyền ngôi cho Võ gia mà lại trả về cho họ Lý? / Cuộc tranh giành đẫm máu ngôi vị của mẹ con Võ Tắc Thiên
Trong thời kỳ xã hội phong kiến Trung Quốc xưa, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi người, cũng bởi vì vậy mà người phụ nữ mất đi cơ hội phát triển bản thân và trở nên lệ thuộc vào đàn ông.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội như vậy, vẫn có không ít những người phụ nữ mà tài năng xuất chúng của họ khiến cho hậu thế ca ngợi không ngớt. Thượng quan Uyển Nhi là một ví dụ như vậy!
Xuất thân nghịch cảnh, tài năng hiếm có
Thượng quan Uyển Nhi là người Thiểm Châu huyện (nay là Thiểm Châu – Hà Nam), tổ tiên bà là người Thượng Khuê (nay là Thiên Thủy – Cam Túc), là một vị nữ quan, một nhà thơ và là một vị phi tần nổi tiếng trong lịch sử cung đình Trung Quốc.
Năm 664 (năm Lân Đức thứ nhất, Đường Cao Tông lên ngôi), ông nội bà là Thượng quan Nghi vì giúp Đường Cao Tông viết chiếu thư phế Võ Tắc Thiên mà bị Võ Tắc Thiên xử tội chết. Cả ông nội và cha bà đều bị chém, cả gia đình bà cũng rơi vào cảnh tù túng, cô bé Uyển Nhi vừa mới được sinh ra đã phải cùng với mẹ vào cung làm nô tì.
Điều may mắn là, mẹ của Uyển Nhi - phu nhân Trịnh Thị là một người mẹ thông tuệ, trong nghịch cảnh vẫn không quên dạy con gái đọc sách, viết chữ. Uyển Nhi từ nhỏ đã có thể thuộc chữ, lại biết ngâm thơ, thông minh hơn người, chính điều này đã mở đường cho sự thăng tiến của bà trên quan lộ.
Năm 677, cô gái Uyển Nhi mới 14 tuổi được nữ vương Võ Tắc Thiên triệu kiến vào cung, ứng đối ngay trên điện. Uyển Nhi cho thấy tài năng xuất chúng của mình, khiến cho Võ Tắc Thiên vô cùng yêu mến, không chỉ ra lệnh bãi trừ đi xuất thân nô tì của Uyển Nhi, còn phong làm "Nội xá nhân", trở thành nữ tể tướng của triều đình nhiều năm.
Đến thời Đường Trung Tông, dù không còn có được sự trợ giúp Võ Tắc Thiên, bà vẫn nhận được sự yêu mến của hoàng đế, trở thành phi tần và vẫn có vị thế quan trọng trong chính trị và văn đàn.
Có thể nói, Thượng quan Uyển Nhi chính là một nhân vật điển hình về sự vươn lên trong nghịch cảnh. Để có thể đến được với đỉnh cao quyền lực đó, sự nỗ lực của riêng bà là không đủ, mà còn phải kể đến sự xuất hiện đúng lúc của Võ Tắc Thiên.
Văn bia hé lộ tấm lòng nữ hoàng đế
Năm 2013, tại tỉnh Thiểm Tây, người ta đã phát hiện nhiều ngôi mộ từ thời Tùy – Đường, trong đó trên một ngôi mộ có khắc 9 chữ "Đại Đường Cố Chiêu Dung Thượng Quan Thị Minh" (Bia của Thượng quan Chiêu Dung quá cố).
Từ những gì được viết trên văn bia, các chuyên gia đã hiểu vì sao Thượng quan Uyển Nhi lại được Võ Tắc Thiên yêu thích đến vậy.
Bản scan văn bia mộ Thượng quan Uyển Nhi. Ảnh: Sohu.
Trên văn bia này có một cụm từ đặc biệt, đó là "niên thập tâm vi tài nhân" -mười ba tuổi trở thành tài nhân, tức là năm 13 tuổi Uyển Nhi được phong làm tài nhân (một cấp bậc trong các phi tần của hoàng đế). Việc Uyển Nhi được phong làm tài nhân chưa từng được ghi chép trong bất kỳ sách sử nào, người ta chỉ đơn thuần biết bà được triệu kiến vào cung.
Cấp bậc tài nhân của Uyển Nhi lúc đó là phi tần của vua Đường Cao Tông. Tình cảnh này rất giống với Võ Tắc Thiên khi mới vào cung, đi làm tài nhân của Đường Thái Tông Lý Thế Dân ở độ tuổi 14 - 15, rồi nhờ trí tuệ mà có được thân phận cao quý.
Ngoài ra cả Uyển Nhi và Võ Tắc Thiên đều chịu phận làm tài nhân của đời cha rồi lại làm vợ của đời con.
Hay nói cách khác, Võ Tắc Thiên đã thấy được một người con gái có nhiều nét giống mình, coi Uyển Như một phiên bản nhỏ của mình nên rất mực đồng cảm, do vậy mới nỗ lực để Uyển Nhi có thể ở lại bên mình, hỗ trợ để nàng thăng quan tiến chức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ