Vua Càn Long và mối “duyên tiền kiếp” bí ẩn với người tình không phải phụ nữ
Càn Long bấy giờ thấy rất có lỗi vì vô tình hại chết một phi tử kiều diễm bèn dùng ngón tay đánh dấu một vết đỏ lên cổ người phụ nữ này cùng lời hứa hẹn: “Là ta đã hại chết nàng. Nếu linh hồn nàng linh thiêng, 20 năm sau chúng ta sẽ gặp lại”.
Trước khi qua đời, Càn Long khuyên Gia Khánh đừng giết Hoà Thân, 15 năm sau Gia Khánh mới hiểu ra lý do / Thân là Hoàng đế, vì sao lần đầu nhìn thấy Càn Long, Khang Hy lại kinh ngạc đến mức phải đặt chén rượu trên tay xuống?
Truyền kiếp của phi tử vì Càn Long mà chết
Càn Long tên thật là Hoằng Lịch, con trai của Hoàng đế Ung Chính và là vị vua thứ 6 của Thanh triều. Ông là vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc với thời kỳ trị vì kéo dài tới hơn 60 năm. Đây cũng là quãng thời gian cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của nhà Thanh.
Không chỉ được biết đến là vị vua anh minh lỗi lạc, Càn Long còn nổi tiếng là hoàng đế phong lưu đa tình. Ông có tới hơn 40 phi tần cùng hàng trăm quý nhân chốn hậu cung, chưa kể những mối tình nổi tiếng chốn nhân gian.
Song, có một mối quan hệ của Càn Long đến nay vẫn khiến nhiều người đặt dấu hỏi. Thậm chí, đã có rất nhiều dị bản về mối quan hệ mật thiết này. Người được nhắc đến ở đây không ai khác chính là Hòa Thân.
Có rất nhiều dị bản kể về mối quan hệ mật thiết giữa Càn Long và Hòa Thân nhưng câu chuyện được nhiều tài liệu ghi lại nhất là việc Hòa Thân chính là truyền kiếp của phi tử vì Càn Long mà chết hóa thành.
Theo đó, khi Càn Long mới chỉ là một thân vương, trong một lần nhìn thấy phi tử vô cùng diễm lệ của cha mình đang chải đầu, ông liền nảy ý trêu đùa. Càn Long đã đi từ phía sau để bịt mắt người phi tử đó. Không may người phi tử kia vô tình vung lược đập trúng mặt Càn Long.
Ảnh minh họa.
Hôm sau vua Ung Chính thấy vết đỏ trên mặt con trai liền gặng hỏi Càn Long không dám trả lời. Đến khi Càn Long nói ra sự thật, Thái hậu cho rằng phi tử đó có ý định đùa bỡn với Càn Long nên lập tức ban chết cho nàng.
Càn Long bấy giờ thấy rất có lỗi vì vô tình hại chết một phi tử kiều diễm bèn dùng ngón tay đánh dấu một vết đỏ lên cổ người phụ nữ này cùng lời hứa hẹn: “Là ta đã hại chết nàng. Nếu linh hồn nàng linh thiêng, 20 năm sau chúng ta sẽ gặp lại”.
Nhiều năm về sau, khi Càn Long lên ngôi, trong một lần vội ra ngoài không thấy lọng vàng, vua liền hỏi lỗi của ai. Lúc đó Hòa Thân vốn đang giữ chức Loan nghi vệ (công việc cụ thể là khiêng kiệu) liền vội vã nhận lỗi: “Người giữ điển lễ không thể tránh khỏi trách nhiệm”.
Ngay khi vừa nhìn thấy Hòa Thân, Càn Long đã có một cảm giác rất quen thuộc như đã gặp qua ở đâu rồi. Không chỉ vậy, vị hoàng đế này còn phát hiện trên cổ của Hòa Thân có một vết bớt đỏ đúng hình ngón tay.
Quấn quýt không rời, vô cùng sủng ái
Sau khi về cung, Càn Long đế bỗng nhớ lại những sự việc khi còn nhỏ, chợt thấy Hòa Thân và vị phi tử vì mình mà chết năm xưa rất giống nhau nên cho rằng Hòa Thân chính là phụ nữ kia đầu thai.
Khác với các tạo hình của nhân vật Hòa Thân trong điện ảnh, nhiều sử sách Trung Quốc đều ghi lại rằng Hòa Thân có dung mạo rất đẹp, da trắng, môi đỏ, “cử chỉ trang nhã xinh đẹp chẳng khác gì nữ nhân”.
Thời điểm gặp Càn Long, Hòa Thân mới 20 tuổi, thậm chí còn được miêu tả diễm lệ hơn cả phi tần của Càn Long. Hòa Thân còn được mệnh danh là Mãn Châu đệ nhất tuấn nam.
Đây chính là thời điểm đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong đời Hòa Thân. Từ một thị vệ nhỏ, Hòa Thân thăng tiến như diều gặp gió lên tới chức tể tướng.
Nhiều tài liệu ghi rằng, Hòa Thân được Càn Long vô cùng sủng ái. Thậm chí hoàng đế còn quên cả hàng trăm phi tần xinh đẹp chốn hậu cung để ngày ngày quấn quýt bên Hòa Thân. Thậm chí, nhiều ghi chép còn cho rằng Càn Long không ngày nào có thể thiếu Hòa Thân nên vị đại thần này ngày nào cũng vào cung hầu hạ vua.
Vốn là người có tư chất thông minh, Hòa Thân tinh thông cả 4 loại văn tự là: Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng. Hòa Thân còn có tài đặc biệt trong việc quản lý tài chính. Dưới bàn tay của Hòa Thân, tài chính trong cung Càn Long bao giờ cũng được đảm bảo.
Được hoàng đế ân sủng, Hòa Thân được thăng chức tới 47 lần và kiêm nhiệm hơn 6 chức quan trọng yếu trong vòng hơn 20 năm. “Sở văn lục” viết: “Đời Thanh Cao Tông Càn Long, Hòa Thân làm quan, quyền thế khuynh đảo thiên hạ, kết bè kết đảng, đi lệch chính đạo mà kẻ sĩ trong triều không dám ngăn trở”.
Vua Càn Long bấy giờ còn dành riêng đặc ân cho người tình "duyên tiền kiếp" này. Ông đã gả công chúa mà ông thương yêu nhất - Cố Luân Công chúa cho con trai của Hòa Thân và phong hiệu “Phong Thân Ân Đức”.
Trước khi truyền ngôi cho con trai Gia Khánh, Càn Long đã có lời với Hòa Thân: “Ta và khanh là mối quan hệ không hề bình thường, người đời sau ắt sẽ không tha cho khanh”. Quả nhiên sau khi lên ngôi không lâu, Gia Khánh đã ra lệnh giết Hòa Thân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo