Xếp hạng 10 quân sư nổi tiếng nhất thời Tam Quốc: Tại sao Gia Cát Lượng chỉ xếp thứ 6? Nhìn vào Top 5 là rõ
Tỉnh ra đời muộn nhất ở miền Bắc là tỉnh nào? / NASA công bố ảnh độc: Nụ cười ma quái từ vũ trụ
Khi nhắc đến Gia Cát Lượng, ấn tượng đầu tiên hiện lên trong đầu nhiều người chính là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng "xuất quỷ nhập thần", đoán mưu lập kế như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý.
Nếu Gia Cát Lượng không đưa ra lời khuyên cho Lưu Bị thì sau này sẽ không dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc 3 nước, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Tuy nhiên, một người tài giỏi như Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ sáu trong số các quân sư của thời Tam Quốc.
Gia Cát Lượng đứng thứ sáu trong Top 10 quân sư của thời Tam Quốc (Hình minh họa)
10. Trần Cung
Trần Cung vốn thuộc phe của Tào Tháo. Vì Trần Cung từng cứu Tào Tháo nên được hắn coi là tri kỷ. Đáng tiếc, Trần Cung là người chính trực, coi thường tham vọng và bản chất của Tào Tháo. Khi Tào Tháo và Trần Cung bị truy đuổi, cả hai được một người quen là Lã Bá Sa đối đãi rất hậu.
Trong lúc Tào Tháo và Trần Cung ngủ trong phòng thì nghe tiếng mài dao và lời đối thoại dưới bếp "trói vào rồi mới giết" của gia nhân. Với bản tính đa nghi, Tào Tháo đã giết cả nhà Lã Bá Sa và sau đó mới biết họ muốn mổ lợn để thiết đãi mình. Trên đường trốn chạy, hai người lại gặp Lã Bá Sa đi mua rượu trở về.
Trong lúc Trần Cung đang hoảng sợ không biết tính sao thì Tào Tháo giả vờ tiến đến chào hỏi rồi rút kiếm, giết luôn Lã Bá Sa. Nhìn thấy vẻ mặt hối hận của Trần Cung, Tào Tháo liền nói: "Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta".
Lời giải thích về hành động dã man này khiến Trần Cung thất vọng sâu sắc vì đã từng tin phục Tào Tháo. Cũng từ đây cả hai nảy sinh mâu thuẫn, Trần Cung quyết định rời bỏ Tào Tháo và theo Lữ Bố. Lữ Bố rất mạnh về chiến đấu nhưng thiển cận, không phải là một tướng giỏi mưu trí. Vì Lữ Bố không nghe lời Trần Cung dẫn đến thất bại trong trận chiến với Tào Tháo. Điều này cũng khiến Trần Cũng cũng mất mạng.
9. Từ Thứ
Từ Thứ là cố vấn của Lưu Bị. Ông đã đưa ra nhiều đề xuất cho Lưu Bị và có vô số đóng góp lớn. Trong số đó, Gia Cát Không Minh được Từ Thứ tiến cử cho Lưu Bị. Một người kiệt xuất như vậy khiến Tào Tháo phải tìm cách bày kế chiêu dụ. Khi Từ Thứ đang giúp Lưu Bị, mẹ của ông bị Tào Tháo bắt. Trước tình hình đó, Từ Thứ vốn rất hiếu thảo với mẹ không còn cách nào khác là phải rời Lưu Bị và trở về bên Tào Tháo. Mặc dù Từ Thứ chưa bao giờ đưa ra bất kỳ chiến lược nào cho Tào Tháo, nhưng ông có thể nhìn thấu được nhiều chiến lược của nhà Ngụy.
8. Lục Tốn
Ông là một tướng lĩnh quân sự của nhà Ngô thời Tam Quốc. Lục Tốn là người có mưu trí tài giỏi về quân sự, có lòng trung thành với nước Ngô và đã giúp Tôn Quyền giành lại Kinh Châu thành công. Thất bại của Lưu Bị tại Di Lăng cũng là mưu kế của Lục Tốn. là hổ tướng có nhiều công lao lớn, thế nhưng sau cùng, Lục Tốn vẫn phải nhận kết cục bị Tôn Quyền bức tử. Lý do vì vị tướng họ Lục đã bị cuốn vào cuộc đấu tranh giành quyền nối ngôi giữa các con trai của Tôn Quyền, bao gồm Thái tử Tôn Hòa và Lỗ vương Tôn Bá.
Tạo hình nhân vật Tư Mã Ý trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa" (1994).
7. Tư Mã Ý
Mọi người đều rất quen thuộc với nhân vật này. Suy cho cùng, chính hậu duệ của Tư Mã Ý đã giành giáng sơn của Tào Ngụy và thống nhất Tam Quốc về mối mối là nhà Tấn.
Tư Mã Ý là một quân sư nổi tiếng ngay từ khi còn trẻ, điều này đã đưa ông vào tầm ngắm của Tào Tháo. Sau này, Tào Tháo xưng đế cũng đưa Tư Mã Ý về dưới quyền chỉ huy của mình và phong chức tướng.
Tư Mã Ý rất giỏi về chiến lược và lập được nhiều thành tựu trên chiến trường, trong đó đánh bại hai lần đại quân Bắc phạt do Gia Cát Lượng chỉ huy. Nói đúng ra thì Tư Mã Ý giỏi về mưu kế và hiểu về quân sự. Hắn biết nắm rõ thiên thời địa lợi, dù nhiều lần suýt bỏ mạng trước kế sách của Gia Cát Lượng nhưng cuối cùng vẫn đánh bại quân Thục vì "dùng thủ để thắng công".
6. Gia Cát Lượng (Gia Cát Khổng Minh)
Tuy Gia Cát Lượng và Bàng Thống đều gọi chung là "Ngọa Long - Phượng Sồ", nhưng Lưu Bị từng nhận xét: “Gặp Khổng Minh như cá có nước”. Tuy Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục Hán nhưng ông vẫn chỉ có thể đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng quân sư giỏi. Gia Cát Lượng rất giống Tư Mã Ý và thuộc hạng quân sư giỏi, thực lực tổng thể rất mạnh nhưng năng lực cá nhân có phần yếu ớt.
Tạo hình nhân vật Gia Cát Lượng trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa" (1994).
5. Quách Gia
"Quách Gia bất tử, Ngọa Long bất xuất", từ đây có thể thấy tài năng của Quách Gia không phải tầm thường. Đánh giá về tài năng của mưu sĩ họ Quách, Trần Thọ từng nhận định ông là người "tài sách mưu lược", Tào Tháo xem ông là "kỳ tá", luôn đem theo bên mình để thuận tiện bàn bạc kế sách, tùy cơ ứng biến.
Lúc đầu, Quách Gia chọn theo Viên Thiệu, nhưng nhanh chóng phát hiện đối phương không phải là một lãnh chúa sáng suốt nên đã chọn cách rời đi. Phải đến sáu năm sau, Quách Gia theo sự giới thiệu của người khác mới đến phục vụ Tào Tháo và phát hiện ra rằng đây chính là vị minh chúa mà mình thực sự muốn giúp đỡ.
Quách Gia lúc sinh thời cũng từng đưa ra dự đoán về sự kiện Tôn Sách bị ám sát. Ông còn dùng mưu lược giúp Tào Tháo phá Viên Đàm, Viên Thượng, đánh đánh bại Viên Thiệu. Quân sư này cũng là người góp lực giúp Tào Tháo thu phục Ô Hoàn, bình định Liêu Đông.
Ngoài ra Quách Gia cùng Tuân du hiến kế, khiến nước ngập Hạ Phì, bắt sống Lữ Bố. Nhưng thật đáng tiếc khi quân sư tài giỏi Quách Gia lại chết trẻ vì bệnh tật trên đường chinh phục Ô Hoàn.
4. Pháp Chính
Pháp Chính là quân sư của Lưu Bị. Ban đầu Pháp Chính là thủ hạ của Lưu Chương ở Tây Xuyên. Sau này Pháp Chính về làm mưu thần cho Lưu Bị lập nhà Thục, ông rất được tín nhiệm và kính trọng. Thành tích quan trọng nhất của Pháp Chính là giúp Lưu Bị chiếm được Tây Xuyên và các nơi khác.
Ông rất giỏi về mưu lược, từng được Trần Thọ đánh giá ngang hàng với Quách Gia của Tào Tháo. Điều đáng nói, Pháp Chính hơn Quách Gia bởi ông cũng là một thiên tài quân sự và tài năng quân sự lại quá đỉnh cao. Thậm chí Gia Cát Lượng từng ẩn ý bản thân không nằng Pháp Chính.
Cụ thể, khi Lưu Bị đưa quân Đông chinh, thảo phạt Tôn Quyền để báo thù cho Quan Vũ, bá quan văn võ hết lời can ngăn nhưng ông đều không nghe theo. Gia Cát Lượng lúc đó đã than rằng: "Nếu Pháp Hiếu Trực còn sống, đã có thể ngăn Chủ thượng dẫn binh; kể cả nếu có ngăn không được thì có ông theo cùng, nhất định có thể trở về sau thất bại".
Câu nói của Gia Cát Lượng cho thấy nếu Pháp Chính chưa qua đời, thì ông có thể khuyên can được Lưu Bị, từ đó tránh được kết quả bại trận tại Di Lăng của quân Thục. Thậm chí Tào Tháo từng đánh giá về Pháp Chính: "Ta có được anh hùng của cả thiên hạ, chỉ duy nhất Pháp Chính là ta không có được". Điều này cũng có thể cho thấy Pháo Chính là người giỏi như thế nào.
3. Lỗ Túc
Lỗ Túc là quân sư và ngoại giao kiệt xuất vào cuối thời Đông Hán. Chính nhờ lời khuyên của ông mà Tôn Quyền đã quyết định hợp lực với Lưu Bị để chống lại Tào Tháo. Kết quả là đã tạo ra trận Xích Bích nổi tiếng, hình thái Tam Quốc hoàn toàn được thiết lập.
Về cách khắc họa Lỗ Túc, trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung, vai trò của ông bị hạ thấp đáng kể so với lịch sử. Ông chỉ được xem là một nhân vật phụ để nhấn mạnh tài trí của Chu Du, và nhất là Gia Cát Lượng.
Trên thực tế, theo sử sách Trung Quốc, mưu thần Lỗ Túc đã đề ra sách lược cho Tôn Quyền trước khi Gia Cát Lượng đi sứ sang Đông Ngô. Lỗ Túc cũng chính là người giúp Tôn Quyền xây dựng nhà Ngô hưng thịnh, lấy được 3 quận Giang Hạ, Trường Sa, Quế Dương từ tay Lưu Bị mà không dùng đến binh sĩ.
(Hình minh họa).
2. Tuân Du (Tuân Úc)
Tuân Du rất linh hoạt trong chiến thuật, thậm chí trong suốt cuộc đời mình còn lập ra 12 chiến lược tài tình. Tuân Du đã theo Tào Tháo và đưa ra nhiều đề xuất cho các chiến dịch chinh phạt Nam Bắc.
Trong số đó, Tuân Du chính là người góp công lớn nhất trong chiến thắng ở Quan Độ khi đưa ra kế sách giương đông kích tây, góp phần vào chiến tích chém Nhan Lương, giết Văn Xú. Với sự giúp đỡ của Tuân Du, Tào Tháo đã thống nhất thành công phía Bắc.
Tuy nhiên, trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung dường như ưa thích phe Thục Hán nên không khắc họa Tuân Du quá nhiều.
1. Giả Hủ
Giả Hủ sinh năm 147 sau Công nguyên và mất năm 223 sau Công nguyên. Ông là một trong những anh hùng lập quốc của Tào Ngụy. Ban đầu Giả Húc là kẻ thù của Tào Tháo. Ông từng là thuộc hạ của Đổng Trác. Sau cái chết của Đổng Trác, Giả Húc đã hỗ trợ Trương Tú và thậm chí còn đánh bại Tào Tháo thành công hai lần.
Năm 199 sau Công nguyên, Trương Tú thua Tào Tháo và không còn cách nào khác là phải đầu hàng. Đây cũng là cơ duyên Giả Hủ đến với Tào Tháo. Đối mặt với một nhân tài như Giả Hủ, Tào Tháo không những không có ác cảm với người đã khiến ông hai thất bại lớn trước đó. Tào Tháo gạt bỏ mối hận thù trong quá khứ và chiêu mộ nhân tài, phong chức cho Giả Hủ và luôn coi trọng mưu lược của ông.
Giả Hủ cũng xứng danh là quân sư hàng đầu trong những mưu sĩ dưới trướng Tào Tháo. Ông đã đưa ra rất nhiều gợi ý cho Tào Tháo như đưa ra chủ trương gắng sức cùng Viên Thiệu quyết chiến trong trận Quan Độ. Giả Hủ cũng dùng kế sách ly gián Mã Siêu và Hàn Toại, giúp Tào Tháo bình định Quan Trung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc đưa người chết đi quanh làng như zombie
CLIP: Đụng nhầm con mồi không nên đụng, bồ nông nhận kết cục bi thảm
“Khách lạ” từ hành tinh khác mang thứ y hệt trên Trái Đất
Top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Vị trí số 1 lên tới 55 mét
Những nhân vật tại Việt Nam sở hữu máy bay riêng
Chú chó ở Thái Lan nằm khóc trong tang lễ của chủ rồi qua đời, ai cũng xúc động