Xuất thân "công tử danh gia vọng tộc" của Bao Công
Lý do Bao Công - Bao Thanh Thiên da đen, có vầng trăng trên trán / Bằng chứng rùng mình về đôi mắt "thần thánh" nhìn xuyên vạn vật
Vị quan nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại
Từ cổ chí kim, Bao Công là vị quan nổi tiếng nhất, được lê dân trăm họ tôn vinh là quan thanh liêm, là người được bách tính gửi gắm niềm tin, niềm hy vọng trong việc trị nước, yên dân.
Theo trang mạng WangYi (Trung Quốc), Bao Công là hiện thân của công lý và chính nghĩa. Chính vì lẽ đó, ông được hậu thế nhìn nhận như một siêu nhân vạn năng.
Cho đến tân hôm nay, ông vẫn được xem là đại diện của công bằng và chính nghĩa, với tầm ảnh hưởng được biết đến khắp trong và ngoài Trung Quốc.
Công tử danh gia vọng tộc
Năm thứ 40 của vương triều Đại Tống, một gia đình danh gia vọng tộc họ Bao ở Hợp Phì, An Huy đón một đứa trẻ mập mạp chào đời. Đứa bé được cả gia đình mong ngóng ấy sau này chính là Bao Thanh Thiên - cái tên được khắc sâu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông tên thật là Bao Chửng, tự Hy Nhân. Lúc chào đời, ông không phải là một “quái thai dị dạng”, cũng không có anh trai hay chị dâu, càng không tồn tại một thời niên thiếu khó khăn, vất vả.
Theo trang mạng WangYi, ông là con một trong một gia đình phú quý, được cha mẹ vô cùng nâng niu. Thuở thiếu thời, Bao Công sống hạnh phúc trong nhung lụa.
Thời phong kiến, thân phận con cái trong các gia đình địa chủ muốn thể hiện với thế giới bên ngoài, không có cách nào khác là chọn con đường khoa cử.
Từ nhỏ, Bao Công đã được hưởng một nền giáo dục Nho gia tốt đẹp. Là một thanh niên có chí, lẽ tất nhiên, ông muốn trở thành một người có công danh trong xã hội.
Chân dung Bao Công.
Từ quan tận hiếu song thân 10 năm
Năm 29 tuổi, Bao Công đỗ tiến sĩ giáp khoa, nhậm chức Đại lý bình sự, Tri huyện Kiến Xương. Theo cách nói ngày nay, chức quan này tương đương với chủ tịch huyện Vĩnh Tú, tỉnh Giang Tây.
Tuy nhiên, do nhớ nhà, không nỡ rời xa song thân, nên ông đã dâng tấu xin Hoàng đế cho phép ông về làm việc gần gia đình, nhậm chức trông coi, giám sát lương thực, thuế vụ ở Hòa Châu (nay là huyện Hòa ở An Huy).
Trở về nhà báo tin mừng, cha mẹ ông một phần không muốn rời bỏ nhà cửa theo con, thích nghi với cuộc sống mới, một phần không nỡ để con trai một mình phải bươn trải xa gia đình.
Biết tâm tư của song thân, Bao Công quyết định từ chức, yên tâm ở nhà phụng dưỡng cha mẹ già.
Quãng thời gian quanh quẩn bên gia đình ấy kéo dài hơn 10 năm. Ngay cả khi song thân đã qua đời, ông vẫn dành 5 năm chỉ để chịu tang và chăm sóc mộ phần cha mẹ.
Trong thời gian này, danh thần Phạm Trọng Yêm vào phủ Khai Phong. Cuốn “Nhạc Dương Lâu ký” của danh thần này nổi tiếng khắp thiên hạ, trong khi đó, Bao Công còn chưa bước chân vào chốn quan trường.
Có lẽ khi đó, ông không thể nào nghĩ được rằng vận mệnh lịch sử của mình lại bắt đầu từ phủ Khai Phong.
Dưới sự khuyên nhủ của bà con cô bác và hàng xóm láng giềng, Bao Chửng mới quyết định rời quê, chính thức đặt chân lên quan lộ. Công việc đầu tiên ông đảm nhiệm là Tri huyện Thiên Trường, An Huy.
Dưới triều Tống, cả người dân và triều đình đều vô cùng coi trọng chữ “hiếu”. Đảm nhiệm một chức quan, được xếp vào hàng ngũ những người có phẩm đức và tiếng tăm trong xã hội, nếu vì tham chức quyền mà bỏ mặc song thân, sẽ bị người đời tẩy chay.
Theo luật lệ và lễ nghi thời Bắc Tống, bất luận là làm đến chức quan nào trong xã hội, khi phụ mẫu qua đời phải chịu tang 3 năm.
Chính vì vậy, việc Bao Công dành suốt những tháng năm tuổi trẻ của mình để báo hiếu cha mẹ, đã đáp ứng tốt những quan niệm đạo đức, lý luận xã hội Nho giáo đương thời.
Cá tính khác người
Những ghi chép còn lưu lại đến ngày nay cho hay, những sự tích khi Bao Công mới bắt đầu nghiệp làm quan không nhiều, chỉ còn lại vụ “ngưu thiệt án” khi ông làm Tri huyện Thiên Trường.
Sau vụ án này, ông nhanh chóng được dân chúng tin yêu. Có lẽ lời khen “thiện đoán ngục tụng” (có tài phán đoán xét xử, tố tụng) cũng được lưu truyền từ đó.
Ngày nay, các bộ phim nói về cuộc đời Bao Công hầu hết đều không thoát ly khỏi những vụ án ly kỳ, thậm chí có thể đưa chân tướng sự việc đã bị chôn vùi trong quá khứ ra ánh sáng.
Tuy nhiên trên thực tế, lịch sử không ghi chép lại những sự tích cho thấy Bao Công phá án. Những thành tích chính trị thực của ông cũng không gắn liền với các vụ án.
Năm 42 tuổi, Bao Chửng được đè bạt lên chức Đại Lý Tự Thừa, đứng đầu Đoan Châu (tương đương với chủ tịch thành phố Triệu Khánh, Quảng Đông).
Đặc sản nổi tiếng của Đoan Châu là nghiên mực. Đây cũng là sản phẩm danh tiếng, được các sĩ phu Tống triều nâng niu nhất, được cống tiến lên triều đình hằng năm.
Phàm là quan đứng đầu Đoan Châu, ngoài số lượng nghiên phải cống tiến theo quy định, Bao Công theo tiền lệ phải tăng số nghiên lên vài lần đề hối lộ quan chức trong triều để tạo mối quan hệ.
Và tất nhiên, điều này sẽ tăng thêm gánh nặng cho dân.
Là một người cá tính, Bao Công sau khi nhậm chức đã kiên quyến điều chỉnh “luật bất thành văn” vốn tồn tại nhiều năm tại Đoan Châu. Ông hạ lệnh chỉ được cống tiến triều đình số lượng nghiên theo quy định.
Các quan cấp huyện nhất loạt không nghe, tự ý hành động đã bị ông nghiêm trị. Bản thân ông là quan đứng đầu một châu, cũng kiên quyết không dùng đặc sản của địa phương.
Hành động này trong vòng 3 năm đã gây ra làn sóng tranh cãi ầm ĩ khắp vùng. 3 năm sau đó, thời hạn nhậm chức đã hết, Bao Công được điều về triều đình nhậm chức, vẫn không mang theo một chiếc nghiên cho riêng mình.
Câu chuyện “Bao Công trịch nghiên” được hậu thế biết đến, chính là xuất phát từ tình tiết lịch sử này.
Cho đến tận hôm nay, Bao Công vẫn là một tượng đài sừng sững về đức tính cương trực, chí công vô tư.
Đòn bẩy lịch sử
“Sự kiện Đoan nghiên” cũng chính là đòn bẩy, giúp ông được Hoàng đế coi trọng, được bổ nhiệm chức Giám sát ngự sử, phụ trách giám sát các quan lại trong triều.
Mặc dù chức quan này không có nhiều thực quyền, song từ đó, vị quan họ Bao có thể trực tiếp tham gia chuyện triều chính. Đối với một người cương trực, không vì tình riêng như Bao Công, đây là cơ hội để ông thể hiện tiếng nói riêng của mình.
Trên thực tế, ông đã không ít lần nói ra quan điểm của riêng mình, phần lớn trong số đó là phê bình các chính sách đối nội, đối ngoại của triều đình.
Các ý kiến điển hình của Bao Công, đó là yêu cầu phạt nặng đối với những trường hợp đầu cơ muối; phản đối chính sách dùng đặc sản cống nạp để cầu hòa Tây Hạ; chủ trương cách chính sách củng cố, khôi phục quốc gia giàu mạnh...
Trong thời gian này,ông còn đại diện cho Tống triều đi sứ sang Khiết Đan, chiến đấu cùng các quan văn võ của đối phương bằng con đường ngoại giao hòa bình, mang lại thể diện cho đại Tống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?