Khánh thành dự án nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng
Đây là dự án do Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình làm chủ đầu tư.
Dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc – giai đoạn 1 khởi công vào ngày 27/7/2015 và hoàn thành ngày 19/9/2016. Nhà máy có công suất 24 MW, tổng mức đầu tư là 1.089 tỷ đồng, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ 35 triệu EUR còn lại là vốn đối ứng từ chủ đầu tư. Dự án sử dụng thiết bị của Công ty Vestas – Thụy Điển, được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật từ công ty Fichtner- Đức.
Dự án dự kiến sẽ cho sản lượng điện hàng năm trên 59 triệu kWh, được đấu nối vào đường dây 110kV Phan Rí-Ninh Phước. Hợp đồng mua bán điện của dự án thực hiện theo duy định tại thông tư 32 /2012/TT-BCT của Bộ Công thương với giá mua điện thực hiện theo quyết định số 37/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai dự án điện gió Phú Lạc-GĐ 1 phù hợp với định hướng và mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc đẩy mạnh phát triển các dự án năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.
Sau dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc - GĐ 1 Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình sẽ tiếp tục triển khai đầu tư các dự án điện gió kết hợp cùng với dự án điện mặt trời như: Dự án điện gió và điện mặt trời Phú Lạc - GĐ 2 (126 MW); Dự án Lợi Hải (120 MW); dự án Vĩnh Hảo (60 MW); dự án Ea H’Leo (350 MW); dự án Kông Chro (400 MW).
Ông Nguyễn Cường Lâm, Phó tổng giám đốc EVN cho biết: Hiện nay EVN và các đơn vị thành viên đang tiến hành đầu tư các dự án điện gió tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Đối với các dự án điện mặt trời, EVN và các đơn vị thành viên sẽ đầu tư phát triển tại các địa điểm có tiềm năng thuộc khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Trong đó, ưu tiên lựa chọn các địa điểm trên các đảo, các vị trí gần hoặc thuộc phạm vi địa giới các nguồn điện hiện có của EVN. Xem xét đầu tư các dự án điện mặt trời nổi trên mặt nước tại các hồ chứa thủy điện và trên quỹ đất thuộc vành đai bảo vệ và vận hành công trình thủy điện hoặc tại các vùng đất khô cằn, giá trị sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, nhằm mục đích thuận lợi trong đấu nối lưới điện và có chi phí thấp do giảm thiểu chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và có thể kết hợp sử dụng lực lượng Quản lý vận hành hiện của các nhà máy thủy điện.
Với phương châm đó, EVN dự kiến đầu tư các nhà máy điện mặt trời ở các đảo: Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, các nhà máy điện mặt trời trên mặt hồ thủy điện Đa Mi, Đồng Nai 4, các nhà máy điện mặt trời trên đất liền thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai...
Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình thành lập ngày 10/1/2009 có trụ sở chính tại Thôn Lạc Trị - Xã Phú Lạc - Huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) và các đơn vị thành viên - nắm giữ 75% vốn điều lệ Công ty; Ngành nghề kinh doanh chính: đầu tư xây dựng các dự án Năng lượng Tái tạo, bao gồm điện gió, mặt trời, sinh khối và sản xuất, kinh doanh điện năng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực điện hạt nhân
Bitcoin có thể chạm đỉnh mới đầu năm 2025 nhờ những chính sách thân thiện với tiền số của ông Trump
Cơ hội hợp tác năng lượng cho doanh nghiệp ASEAN
Giá vàng ngày 13/1/2025: Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
Kỳ vọng sản xuất công nghiệp có thể đột phá trong năm 2025
Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/1/2025: Giá USD và Nhân dân tệ tiếp tục giảm