Khi tăng thuế bảo vệ môi trường - giá xăng dầu "nhấp nhổm"
Luật thuế bảo vệ môi trường hiện nay quy định, thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu trừ Ethanol là 3.000 đồng/lít. Xăng E5 vốn còn “lạ lẫm” với người tiêu dùng thì nay việc tăng thuế bảo vệ môi trường lên 95%, doanh nghiệp sẽ phải đẩy giá lên cao, khó khuyến khích được người dân sử dụng.
Một doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu cho hay: "Đối với xăng sinh học E5, thuế bảo vệ môi trường bằng 95% so với mức thuế của các loại xăng khác, tương đương 2.850 đồng/lít. Riêng đối với mặt hàng dầu Diezel (không phân biệt mức tiêu chuẩn khí thải) với thuế áp dụng là 1.500 đồng/lít". Từ 1/1/2018, cả nước đồng loạt sử dụng xăng E5, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức IV, đây là nhiên liệu có chất lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn nhiều so với nhiên liệu tiêu chuẩn khí thải mức II hiện nay. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, quy định hiện hành thì mức bảo vệ môi trường với nhiên liệu mức IV, mức II đang được đánh đổ đồng bằng nhau (1.500 đồng/lit). Nghĩa là thuế bảo vệ môi trường với xăng E5 bằng với Diezel. Việc áp dụng mức thuế như vậy theo doanh nghiệp là chưa hợp lý.
Theo nội dung dự thảo sửa đổi Luật thuế Bảo vệ môi trường, sau năm 2019, mức thuế bảo vệ môi trường dự kiến còn tăng lên đến 8.000đ/lít
Nỗ lực đề xuất giảm thuế
Hiện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xăng, dầu đã có kiến nghị gửi các cơ quan chức năng. Đại diện hãng phân phối xăng, dầu lớn nhất Việt Nam - Petrolimex kiến nghị áp dụng chính sách khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch (tiêu chuẩn khí thải mức IV, V), đồng thời áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường ở mức thấp hơn, ví dụ bằng 90% mức thuế đối với các nhiêu liệu tiêu chuẩn chỉ mức II.
Ngoài ra, Petrolimex đề xuất áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 và E10 lần lượt bằng mức 80% và 70% so mức thuế của xăng khoáng. Nếu được chấp thuận, Petrolimex đề xuất áp dụng mức thuế kể trên ngay từ thời điểm 1/7/2018.
Có thể lùi thời hạn áp dụng tăng thuế
Vừa qua, Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế Bảo vệ môi trường (BVMT). Trong đó có việc tăng khung thuế bảo vệ môi trường với mức tăng từ 1.000 - 4.000 đồng/lít lên 3.000 - 8.000 đồng/lít có thể sẽ được lùi thời hạn, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp tháng 10.2019.
Tại cuộc họp vào cuối 2017, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Chính phủ nên tìm giải pháp tăng nguồn thu khác như tăng cường quản lý thu, giải quyết tồn đọng thuế, nợ thuế, chống trốn thuế, chống gian lận thương mại... thay vì tìm cách tăng một số loại thuế. “Khung thuế hiện hành dùng chưa hết, giờ lại đề nghị tăng gấp đôi khung cho xăng, dầu trong khi đây không phải là loại sản phẩm gây ô nhiễm môi trường nhất là chưa hợp lý. Hơn nữa, tên luật là Luật thuế bảo vệ môi trường (BVMT) mà trong cơ cấu về số thu từ các đối tượng chịu thuế BVMT, thu thuế BVMT đối với xăng, dầu chiếm tới hơn 93% tổng số thu thuế BVMT” - bà Kim Ngân chỉ rõ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đề nghị Bộ Tài chính chuẩn bị dự thảo kỹ hơn, toàn diện và bao quát hơn đối tượng chịu thuế BVMT, trong đó phải đảm bảo người dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất.
Xăng E5 vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng xe ô tô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD