AI - ‘trợ thủ’ giúp ngân hàng thực thi hiệu quả chiến lược ESG
Xếp hạng chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2025: Đà Nẵng tăng bứt phá 130 bậc / Phát triển khoa học công nghệ không còn là lựa chọn mà trở thành nhiệm vụ cấp thiết

Tại Tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI” do Thời báo Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức ngày 21/5, TS Lê Hùng Cường, Phó Tổng Giám đốc FPT Digital, Tập đoàn FPT cho rằng, AI là chìa khoá giúp doanh nghiệp tháo gỡ thách thức dữ liệu ESG, đơn giản hoá hoạt động lập báo cáo, từ đó khai thông nguồn vốn xanh từ các tổ chức tài chính, ngân hàng.

Theo ông Lê Hùng Cường, các dữ liệu ESG thực tế nằm rải rác ở các lĩnh vực trọng yếu khác nhau trong điều hành và quản trị của doanh nghiệp do vậy cần được xác định và phân tách chính xác. Để làm được điều đó, AI là chìa khoá giúp doanh nghiệp tháo gỡ thách thức dữ liệu ESG, đơn giản hoá hoạt động lập báo cáo, từ đó khai thông nguồn vốn xanh từ các tổ chức tài chính, ngân hàng.

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Tô Quốc Hưng - Giám đốc Quốc gia ACCA Việt Nam cho biết, trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính đầu tư trên thế giới, báo cáo phát triển bền vững không còn chỉ là một tài liệu minh bạch hoá thông tin.
Đó còn là tiêu chuẩn đầu tư chung, giúp đem tới thông tin đa chiều hơn, nhìn xa hơn về các rủi ro và cơ hội của các doanh nghiệp giúp cho việc đầu tư tài chính được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, trên thế giới hiện cũng đang tồn tại hơn 600 tiêu chuẩn phát triển bền vững. Thực tiễn triển khai cho thấy, một số ngân hàng xây dựng báo cáo căn cứ vào bộ chuẩn mực nhất định nhưng lại không được công nhận ở khu vực.

Điều này đưa ra một nhu cầu để các tổ chức tại Việt Nam triển khai đồng bộ với các tiêu chuẩn toàn cầu và được công nhân rộng rãi. Tương tự như vậy, công nghệ, phương thức triển khai làm thay đổi bản chất của báo cáo phát triển bền vững quan trọng không kém việc chọn đúng khung báo cáo quốc tế đang được sử dụng rộng rãi. Các công nghệ triển khai cũng nên được áp dụng với các nước, cụ thể là ứng dụng AI vào trong chuyển đổi xanh và triển khai báo cáo phát triển bền vững.
“Vietcombank cũng có định hướng ứng dụng AI trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về việc đáp ứng các chuẩn mực, bà Ngô Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Chiến lược - Vietcombank cho biết. Việc khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực, thực hành báo cáo phát triển bền vững để tiếp cận nguồn vốn tốt hơn luôn được chú trọng. Ngân hàng cũng đã thực hiện công bố báo cáo phát triển bền vững, đây là tiêu chí quan trọng đánh giá tính minh bạch của một tổ chức thực hiện cải thiện các yếu tố phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.
Tuy nhiên, ông Trần Anh Quý - Trưởng phòng Tín dụng chính sách, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã chỉ ra những khó khăn của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam khi thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI như: Chi phí đầu tư, thuê tư vấn xây dựng báo cáo còn cao; thiếu khung pháp lý để xây dựng danh mục đầu tư xanh, phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại (NHTM)...
Ông Trần Anh Quý cũng đã gợi ý 5 định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững tại các ngân hàng Việt Nam. Đó là sớm ban hành danh mục phân loại xanh quốc gia; tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, tiếp cận, tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ nguồn vốn phù hợp; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, đào tạo; nâng cao chất lượng tư vấn, xây dựng Báo cáo phát triển bền vững cho doanh nghiệp và TCTD.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà, trong kỷ nguyên công nghệ số, đặc biệt là AI, ngành Ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới để phát triển bền vững hơn, minh bạch hơn và thân thiện hơn với môi trường, xã hội.
“Phát triển bền vững đã vượt ra khỏi phạm vi một xu hướng, trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược phát triển của ngành tài chính - ngân hàng. Trong đó, việc xây dựng và công bố Báo cáo Phát triển bền vững là công cụ quan trọng để các tổ chức tài chính thể hiện cam kết, minh bạch hóa hoạt động, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong trong quá trình hướng tới một nền kinh tế xanh và toàn diện”, ông Phạm Thanh Hà cho biết.
Năm 2024 ghi nhận số lượng tổ chức lập Báo cáo Phát triển bền vững riêng biệt đạt kỷ lục với 33 đơn vị. Gần như toàn bộ các TCTD đã tích hợp nội dung phát triển bền vững vào Báo cáo thường niên theo quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC. Đáng chú ý, đã có khoảng 13 - 15 NHTM công bố Báo cáo Phát triển bền vững độc lập và xu hướng này tiếp tục tăng mạnh trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, với thêm 6 NHTM công bố báo cáo.
![]() ACCA đã xây dựng mô hình tám giai đoạn cho chu trình sản xuất thông tin báo cáo phát triển bền vững. Theo đó từ khâu phân công trách nhiệm, thiết lập bối cảnh, xác định thông tin trọng yếu, cho đến xác minh và cải tiến liên tục – mỗi giai đoạn đều có thể tận dụng sức mạnh của AI. Ví dụ, ở giai đoạn thiết lập bối cảnh, AI giúp rút ngắn thời gian đọc hiểu và tổng hợp yêu cầu báo cáo. Khi cần đánh giá rủi ro khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động tài chính, AI có thể hỗ trợ mô phỏng kịch bản, phân tích dữ liệu vệ tinh như Google Flood Hub hay Climate TRACE. Trong khâu trình bày báo cáo, AI có thể tùy chỉnh định dạng và nội dung cho từng nhóm đối tượng. Tuy nhiên, có nhiều tổ chức chưa có sẵn luồng dữ liệu hoặc hạ tầng phù hợp để khai thác tối đa công nghệ này. Những thách thức như dữ liệu rời rạc, thiếu tiêu chuẩn hoặc không có sự phối hợp nội bộ sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả triển khai AI. Do đó, các tổ chức tiếp cận từng bước, từ cải thiện quản trị nội bộ đến xây dựng kết nối xuyên suốt giữa các bộ phận tài chính, dữ liệu và công nghệ. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Điều gì giúp Đà Nẵng bứt phá xếp hạng chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2025?
AI - ‘trợ thủ’ giúp ngân hàng thực thi hiệu quả chiến lược ESG
Nghị quyết 57: 'Cởi trói' thể chế, mở ra không gian sáng tạo
Gỡ khó trong quản trị bền vững nhờ công nghệ AI
Giải pháp tháo gỡ tình trạng “bỏ ngăn kéo” kết quả nghiên cứu khoa học
Nguồn gốc bất ngờ của răng người: Tiến hóa từ 'áo giáp' của cá cổ đại cách đây hơn 460 triệu năm