Khoa học - Công nghệ

Bắc Giang: Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen loài lim xanh

DNVN – Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Giang đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn giao trực tiếp nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh thực hiện đợt 1 năm 2022 đối với đề tài “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen loài lim xanh (Erythrophleum fordii) trên địa bàn tỉnh”.

Xây dựng Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam / Cần một khung pháp lý ổn định và lâu dài để phát triển năng lượng tái tạo

Đề tài do Ban Quản lý bảo tồn Tây Yên Tử chủ trì thực hiện trong thời gian 36 tháng (từ tháng 1/2022-12/2024) với tổng kinh phí là 2.5 tỷ đồng nhằm đánh giá một số đặc điểm lâm học và đa dạng di truyền nguồn gen loài lim xanh tại tỉnh Bắc Giang.

Đề tài được thực hiện với các nội dung như tuyển chọn 40-50 cây lim xanh đủ tiêu chuẩn công nhận cây trội làm nguồn giống phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen loài lim xanh tại tỉnh Bắc Giang. Xây dựng mô hình vườn ươm nhân giống cây lim xanh bằng phương pháp ươm từ hạt quy mô 700m2, sản xuất được 5.000 cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Xây dựng mô hình bảo tồn loài lim xanh quy mô 10ha tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Hoàn thiện quy trình nhân giống cây lim xanh bằng hạt tại tỉnh Bắc Giang. Trong đó 05ha trồng thuần, mật độ 600 cây/ha và 05ha khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung mật độ 200 cây/ha. Hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc cây lim xanh kiến thiết cơ bản tại tỉnh Bắc Giang. Tổ chức đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây lim xanh tại tỉnh Bắc Giang.

Kỹ sư Nguyễn Văn Thắng, chủ nhiệm đề tài trình bày thuyết minh trước hội đồng.

Kỹ sư Nguyễn Văn Thắng, chủ nhiệm đề tài trình bày thuyết minh trước hội đồng.

Đánh giá thuyết minh đề tài, các thành viên hội đồng đều nhất trí cho rằng, đề tài đã bám sát yêu cầu đặt hàng của UBND tỉnh, năng lực của nhóm nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp để thực hiện đề tài, đánh giá cao ý nghĩa của công trình nghiên cứu.

Tuy nhiên, hội đồng cũng yêu cầu nhóm nghiên cứu bổ sung đầy đủ căn cứ pháp lý của đề tài; nội dung, phương pháp nghiên cứu cần rõ ràng, mạch lạc về đặc điểm lâm học, nghiên cứu có chọn lọc các yếu tố có liên quan đến nội dung của đề tài như đặc điểm phân bố, điều kiện sinh thái, khả năng tái sinh.

Cùng với đó, nhóm nghiên cứu cần tuyển chọn được 50 cây lim xanh đủ tiêu chuẩn công nhận cây trội phân bổ trên địa bàn các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế. Trong đó tập trung nhiều nhất tại Sơn Động với mục tiêu xây dựng mô hình bảo tồn, phát triển nguồn gen loài lim xanh, phục vụ nguồn cung ứng cây giống cho nhân dân. Nhóm đã hoàn thiện quy trình sản xuất cây con dựa trên bộ quy trình gốc đã có từ các nghiên cứu trước đó và bổ sung quy trình thu hái, bảo quản hạt vào thuyết minh của đề tài…

Qua bỏ phiếu chấm điểm, hội đồng tư vấn nhất trí triển khai đề tài, đề nghị chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện thuyết minh theo những ý kiến góp ý của thành viên hội đồng để trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.

Thiên An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm