Khoa học - Công nghệ

Chuyển giao giống dê lai năng suất cao cho hộ chăn nuôi ở TP Hồ Chí Minh

DNVN – Với việc duy trì mô hình chăn nuôi dê sữa, cụ thể là dòng lai dê sữa F1 giữa con đực Saanen và con cái Bách Thảo sẽ tạo điều kiện phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi ở TP Hồ Chí Minh. Qua đó, thúc đẩy hình thành vùng chăn nuôi dê sữa phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu sữa dê, tạo sinh kế tốt hơn cho người nông dân từ sản lượng sữa cao.

Thí điểm 1 năm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 địa phương / Không chỉ Hà Nội, nhiều tỉnh lân cận cũng bị ô nhiễm không khí do bụi mịn PM 2,5 ở mức cao

Trước nhu cầu sữa dê làm thực phẩm hàng ngày rất lớn ở TP Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Lê Thụy Bình Phương cùng cộng sự phố đã tiến hành lai tạo đàn dê sữa lai F1 từ con đực Saanen và con cái Bách Thảo. Từ 62 con ban đầu, nhóm đã lai tạo được 168 con các loại, sau đó chuyển giao kỹ thuật nuôi và giống dê lai F1 lứa 1 cho 6 nông hộ nuôi thí điểm.

So với địa phương khác, TP Hồ Chí Minh hiện có nhu cầu tiêu thụ sữa dê làm thực phẩm hằng ngày rất lớn do sữa dê mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Trong khi đó nguồn cung ứng luôn trong tình trạng khan hiếm vì Thành phố có số lượng đàn dê nuôi lấy sữa hiện ở mức rất ít.

Bên cạnh đó, theo khảo sát, hiện các nông hộ ở TP Hồ Chí Minh đang nuôi các giống dê lai cho sản sản lượng sữa rất thấp, khoảng 1,4 kg/con/ngày, tương ứng tổng sản lượng sữa 287 kg/chu kỳ. Tuy nhiên, các hộ nuôi về cơ bản không rõ về nguồn gốc của dê là đã lai như thế nào? Có bao nhiêu phần trăm từ giống dê sữa thuần, nên rất khó trong việc đánh giá tiềm năng về năng suất sữa.

Từ những lý do trên, Tiến sĩ Lê Thụy Bình Phương cùng cộng sự tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ (Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) dưới sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Thành phố đã tiến hành lai tạo đàn dê sữa lai F1 từ con đực Saanen và con cái Bách Thảo.

Tính đến nay, tổng số đàn dê lai F1 Saanen - Bách Thảo đã đạt tổng cộng 250 con cả đực và cái.

Tính đến nay, tổng số đàn dê lai F1 Saanen - Bách Thảo đã đạt tổng cộng 250 con cả đực và cái.

Từ 62 con (với 2 con đực giống thuần Saanen và 30 con cái thuần Saanen, 30 con cái Bách Thảo) nhóm nghiên cứu đã lai tạo được 168 con các loại; và sau đó chuyển giao chuyển giao kỹ thuật nuôi và giống dê lai F1 lứa 1 cho 6 nông hộ nuôi thí điểm tại huyện Bình Chánh (4 hộ) và huyện Cần Giờ (2 hộ). Mỗi hộ nhận 1 con đực F1 và 10 con cái F1, và được Trung tâm trực tiếp hướng dẫn cách nuôi, tạo đàn bằng các phương thức kỹ thuật, khẩu phần ăn đã được hoàn thiện trước đó. Tính đến nay, tổng số đàn dê lai F1 Saanen - Bách Thảo đã đạt tổng cộng 250 con cả đực và cái.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, năng suất sữa ở nhóm dê lai F1 lứa 1 sinh trưởng trong mùa khô đã thể hiện mức cải tiến di truyền so với nhóm dê Bách Thảo thuần khi đạt trung bình sản lượng sữa ở mức 2 kg/con/ngày so với mức 1,2 kg/con/ngày của Bách Thảo thuần. Số ngày cho sữa cũng cao hơn, ở mức 189 ngày so với 149 ngày. Tổng sản lượng sữa ở nhóm dê lai F1 là 382 kg/chu kỳ, cao hơn nhóm dê Bách thảo thuần là 177kg/chu kỳ, nhưng thấp hơn nhóm dê Saanen thuần là 453 kg/chu kỳ.

Theo Tiến sĩ Lê Thụy Bình Phương, để tiếp nhận mô hình chăn nuôi dê sữa, nông hộ nên xây dựng chuồng sàn với khoảng cách giữa các thanh sàn là 1,5 cm, phân ô chuồng cho các giai đoạn tuổi khác nhau của dê (hậu bị, mang thai, tiết sữa, đực giống...). Ngoài ra nông hộ nên làm mái che cao hoặc thiết kế quạt hút ở 2 đầu dãy chuồng để tăng độ thông thoáng.

Trong quá trình hỗ trợ các nông hộ triển khai mô hình, ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật cần cho việc bảo đảm nguồn thức ăn, nước uống và vệ sinh chuồng như tạo nền dốc tốt để thoát phân và nước tiểu vào hầm xử lý biogas phía sau chuồng nuôi. Nhóm nghiên cứu còn hướng dẫn và hỗ trợ các kỹ thuật về thú y như lịch chủng ngừa, chăm sóc và điều trị một số bệnh trên đàn dê. Kết quả là nhóm nghiên cứu đã không ghi nhận được vấn đề nào về các bệnh xảy ra tại các mô hình nuôi thử nghiệm này.

Nhóm nghiên cứu cho biết, lợi nhuận từ sữa khi nuôi dê lai F1 cao hơn nhiều so với nuôi dê thuần ở cả hai giống Saanen và Bách Thảo. Qua thống kê với đàn F1 ở 6 nông hộ tham gia trong quá trình triển khai thực tế mô hình, tính trên quy mô đàn 10 con, lợi nhuận từ sữa trong năm đầu tiên ở nhóm dê lai F1 Saanen - Bách Thảo là 82,6 triệu đồng, trong khi đó với dê Saanen thuần chỉ ở mức 58,4 triệu đồng.

Có thể khẳng định, việc duy trì mô hình chăn nuôi dê sữa điển hình, mà cụ thể là dòng lai F1 giữa Saanen và Bách Thảo sẽ tạo điều kiện phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi ở TP Hồ Chí Minh, thúc đẩy hình thành vùng chăn nuôi dê sữa phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu sữa dê, tạo sinh kế tốt hơn cho người nông dân từ sản lượng sữa cao.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã quan tâm và đề xuất nghiên cứu chuyển giao ứng dụng về việc tối ưu hóa sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ của địa phương để phát triển chăn nuôi dê sữa lai bền vững tại nông hộ trong thời gian tới dưới sự chỉ đạo của địa phương, Sở KH-CN, Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm