Không phải số "chấm", đây là thứ quyết định chất lượng camera smartphone
Bảng giá điện thoại Oppo tháng 2/2021: Thêm lựa chọn mới / Bảng giá điện thoại Vsmart tháng 2/2021
Vài năm trở lại đây, các nhà sản xuất liên tục cải tiến camera nhằm nâng cao chất lượng ảnh chụp từ smartphone. Một trong những xu hướng được nhiều hãng thực hiện là tăng độ phân giải (số MP). Tuy nhiên, kích thước của cảm biến hình ảnh mới thực sự là thứ quan trọng.
Trên những mẫu điện thoại cao cấp của mình, Huawei cho biết họ sử dụng cảm biến hình ảnh lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, các nhà sản xuất linh kiện như Sony và Samsung cũng dần chuyển sang phát triển kích thước cảm biến thay vì cố nâng cao số megapixel. Vì sao nó lại quan trọng đến thế?
Càng thu được nhiều sáng càng tốt
Hiểu một cách đơn giản, kích thước cảm biến sẽ quyết định lượng ánh sáng mà camera thu vào. Với cùng một mức thiết lập tốc độ màn trập, ISO và khẩu độ, cảm biến càng lớn sẽ càng thu được nhiều sáng.
Độ phân giải đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo chi tiết, nhưng lượng ánh sáng thu được từ cảm biến sẽ tác động đến hàng loạt yếu tố khác như cân bằng trắng, độ tương phản và cả độ sắc nét.
Điều này lý giải nguyên nhân vì sao các máy ảnh DSLR có độ phân giải chỉ 16 MP hay 20 MP vẫn chụp đẹp hơn so với camera 108 MP trên smartphone.
Hầu hết cảm biến trên smartphone chỉ có kích thước 1/2,55 inch (khoảng 1 cm). Một số mẫu máy cao cấp hơn được trang bị cảm biến 1/1,7 inch (khoảng 1,49 cm). Tuy nhiên, khi đem ra so sánh, kích thước cảm biến trên máy ảnh DSLR lớn hơn rất nhiều lần, khoảng hơn 1 inch (tương đương 2,5 cm).
Kích thước cảm biến lớn sẽ giúp tăng chất lượng hình ảnh?
Trong điều kiện đủ sáng, cảm biến có độ phân giải siêu cao như 48 MP, 64 MP hay 108 MP sẽ giúp bức ảnh có độ chi tiết tốt hơn. Tuy nhiên, ở đa số các trường hợp, camera thường chỉ chụp ở độ phân giải thấp để tiết kiệm dung lượng bộ nhớ và cho tốc độ chụp nhanh hơn.
Dù vậy, việc tăng độ phân giải mà các nhà sản xuất thực hiện không phải là không có chủ đích. Họ sử dụng thuật toán gộp điểm ảnh (pixel binning) để tăng khả năng thu sáng.
Những cảm biến này thông qua phương pháp gộp điểm ảnh sẽ cải thiện đáng kể chất lượng ảnh chụp trong môi trường thiếu sáng, giúp khử nhiễu và tái tạo màu sắc tốt hơn. Ngoài ra, kích thước cảm biến lớn còn giúp tạo hiệu ứng xóa phông tốt hơn.
Bên cạnh cảm biến lớn, còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp từ camera trên smartphone như thấu kính, chip xử lý hình ảnh hay thuật toán được tối ưu tốt, giúp tận dụng tối đa những gì phần cứng mang lại.
Chưa dừng lại ở đó, chất lượng camera trên smartphone đang ngày càng được thúc đẩy bởi thuật toán xử lý AI và học máy. Chúng mạnh đến mức có thể đánh bại những smartphone được trang bị camera số chấm lớn. Google hiện là cái tên đáng chú ý nhất khi những chiếc Pixel chỉ được trang bị 1-2 camera với độ phân giải trung bình nhưng vẫn cho ra chất lượng ảnh chụp rất tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công nghệ số: Động lực then chốt thúc đẩy kinh tế xanh
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò